088.609.4297
Uy Tín - Tận Tâm - Chất Lượng

Cuộc đời và sự nghiệp của nghệ sĩ đàn bầu Đức Thành

Cây đàn đặc biệt duy chỉ có một dây, nhưng với ngón tay tài tình của ông đã rung lên những giai điệu âm nhạc du dương lạ thường. Người nghệ sĩ đó chính là Phạm Đức Thành, người đã đạt giải thưởng về đàn bầu toàn quốc trong kỳ thi các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam năm 1985.

Tiếng đàn bầu của Phạm Đức Thành rất kỳ lạ, vừa mang tính nghệ thuật lại vừa giải trí, đủ để người nghe đắm chìm trong những âm thanh mộc mạc, da diết, luyến lưu nhưng đôi khi lại làm người ta hân hoan, sung sướng khi kết hợp với dàn nhạc, với âm nhạc hiện đại.

Nghệ sĩ Phạm Đức Thành sinh năm 1956 tại thôn Đoan Bình, xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tuy đó là một vùng đất nghèo quanh năm chỉ bám vào đồng ruộng, nhưng rất thịnh về chèo cổ, chầu văn và lên đồng. Chính hoàn cảnh đó đã tác động không ít đến sự say mê âm nhạc dân tộc của ông. Tuy không xuất thân từ gia đình nghệ sĩ, nhưng Đức Thành cho rằng ông đã chịu nhiều ảnh hưởng về nhạc dân tộc khi còn nằm trong bụng mẹ. Trong thời gian này, mẹ ông thường xuyên nghe những đĩa nhạc cổ, phát ra từ một máy hát đĩa lên dây cót đến nỗi thuộc nằm lòng nhiều nhạc phẩm dân ca.

Nghệ sĩ Đức Thành đã tập làm quen với trống chèo ngay từ khi mới lên 4. Được gia đình khuyến khích, mới lên 5, ông tiếp tục làm quen với đàn Mandolin, sau đó là đàn Bầu, rồi đàn Nhị…

Cuối cùng chọn cho mình chiếc đàn Bầu để gắn liền với sự nghiệp, ông chia sẻ lý do như sau:

“Tôi sinh ra ở một vùng quê, ở miền Bắc Việt nam nên xung quanh là những cánh đồng lúa và những cái điệu hát chèo cổ. Chính những cái yếu tố đó đã làm cho tôi giống như mình sống trong một cái dòng nước về dân tộc.

Vì vậy khi lớn lên, tôi thấy là nhạc dân tộc rất là gần gũi, không thể thiếu được với người dân quê ở Việt Nam. Thế là tôi đã theo nhạc dân tộc ngay từ lúc nhỏ….”

   Vì nhà có một mình ông là con trai, dưới còn hai em, nên ông được bố mẹ chăm sóc và giữ không cho đi đâu xa bố mẹ. Mặc dù biết con trai có năng khiếu về âm nhạc nhưng cha mẹ ông quyết giữ con bên mình. Sau khi học xong phổ thông, khi mới 18 tuổi, nghệ sĩ Đức Thành xin phép gia đình để lên thành phố lập nghiệp và được bố mẹ đồng ý với lời nhắn nhủ con phải thành công.

   Cuộc đời hoạt động về nghệ thuật của Đức Thành bắt đầu từ khi đến với Nhà Hát Chèo Hà Nội năm 1974. Sau 4 năm vừa học vừa trình diễn đàn bầu và một số nhạc cụ cổ truyền khác, ông tốt nghiệp hạng ưu của chương trình trung cấp âm nhạc. Từ đó Đức Thành bắt đầu nghiên cứu nhiều về nhạc tây phương, ngoài ra ông còn tìm cách khai thác khả năng của cây đàn bầu đã gắn bó với cuộc đời ông bấy lâu.

Khi sử dụng đàn bầu vào các loại nhạc của từng miền, nghệ sĩ Đức Thành đã dày công nghiên cứu để tạo cho mình được một nghệ thuật thẩm âm chính xác, đồng thời ông cũng tìm hiểu sâu xa về từng loại nhạc, nắm vững luật về cao độ và trường độ.

 

Ngoài khả năng chính là diễn tả âm thanh bằng nhạc, Đức Thành cho biết đàn bầu còn có nhiều khả năng diễn đạt âm thanh độc đáo khác khi được sử dụng trong cải lương. Để diễn tả tâm trạng buồn sầu, ai oán, có lẽ là không một nhạc cụ cổ truyền nào có khả năng diễn tả như cây đàn bầu. Đây vốn là một cây đàn có gốc từ miền Bắc, trước kia chưa được khai thác trong cải lương, nhưng hiện nay âm thanh của đàn bầu đã trở thành quen thuộc với những người yếu thích vọng cổ… Một điểm thú vị khác là cây đàn một giây này còn có khả năng bắt chước giống như tiếng người.

Dù những âm thanh phát ra từ cây đàn bầu có phầm não nùng và ai oán, nhưng với nghệ thuật sử dụng khéo léo của đôi bàn tay cùng với cái hồn âm nhạc của một người chuyên về nghiên cứu nhạc cổ truyền, Đức Thành đã biến những âm thanh sầu thảm đó thành những tiết điệu rộn rã và tươi vui như trong nhạc phẩm mang âm điệu viễn tây Hoa Kỳ “Riders In The Sky”, đã từng được Đức Thành thu thanh trên một CD cũng như trình tấu trên sân khấu làm cho khán giả rất thích thú.

Ngoài đàn bầu, Đức Thành còn sử dụng được nhiều loại nhạc cụ dân tộc kác như đàn nguyệt , đàn nhị, đàn tranh cũng như đàn đáy gần như là một loại đàn thất truyền để cùng các loại đàn nhị của Trung Quốc.

Với thời gian nghiên cứu khá lâu về âm nhạc, nghệ sĩ Đức Thành nhận thấy là việc trình diễn nhạc cổ truyền làm sao để có thể đi sâu vào tâm hồn của khán giả của từng miền không phải là việc dễ dàng. Vấn đề là làm sao có thể phát ra tiếng đàn đặc người miền Trung, làm sao cho ra đặc người miền Nam. Đó mới là chuyện khó. Không phải từ note nhạc Tây Phương mà từ cái thần thái của mình phát ra ngón đàn.

Theo người nghệ sĩ lão luyện về âm nhạc dân tộc này, tiếng đàn cũng như ngôn ngữ. Người sử dụng nó phải biết một số đặc điểm. Thí dụ sau khi nghiên cứu về dân ca Huế, ông đã có nhận xét là ”Dân ca Huế rất quan trọng về những cái dấu vỗ, về dấu rung hay sự đảo phách”. Từ đó Đức Thành đưa ra sự so sánh khi trình tấu một nhạc phẩm Tây Phương và một tác phẩm dân nhạc cổ truyền:

“Khi đàn nhạc Tây Phương thì phải biết thật chính xác note nhạc, đấy là điều quan trọng nhất. Không được đàn sai. Bởi vì những phím đàn piano được chia rất nhỏ thành 12 bán cung đều. Nếu đàn chệch ra note đó là sai hết tất cả hoà âm. Nhưng khi đàn cổ nhạc dân ca thì mình phải biết cái độ cao của note nhạc đó so với Tây Phương ra làm sao mà người ta không gọi là note nhạc mà mình phải biết ”chữ nhạc”. “Chữ nhạc” là gì? Là phải biết phải rung cái gì, không được rung cái gì, được vỗ cái gì… Nếu chúng ta học nhạc dân tộc mà không biết “chữ nhạc” có nghĩa là không biết cái rung thì không khác nào ông Tây hát vọng cổ, rất là khó nghe, mà đàn rất là khô cứng”.

Ông đưa ra thêm một thí dụ khác: ”Cũng như những người nghệ sĩ cổ nhạc mà đi đàn nhạc Tây mà không thoát ra được. Nghĩa là cứ dính cái hơi cổ nhạc hoài. Mình không có biết cái luật của phương Tây là phải đúng note, đúng cái note nhạc đó thì mới đúng với hoà âm. Nhiều khi trong những màn tân cổ giao duyên, có những nghệ sĩ không nghiên cứu thì hát rất là buồn cười. Cứ bị lai, bị dính hoài cái chất cổ nhạc”.

Trong thời gian còn ở Việt Nam, vào năm 1978, Đức Thành được trao bằng danh dự của giải Đại Nhạc Hội Đàn Bầu Toàn Quốc lần đầu tiên, tổ chức tại Hà Nội. Đây là giải thi đua về đàn bầu quy tụ tất cả những người biết sử dụng cây đàn độc huyền, không phân biệt tuổi tác, thành phần, địa phương.

Cũng trong năm 1978, ông được đề cử làm đại diện cho sân khấu Chèo, được giải nhất về đàn bầu. Sau đó được tuyển vào viện Đại Học Âm Nhạc Quốc Gia ở Sài Gòn để đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu về âm nhạc, đặc biệt về dân nhạc Việt Nam dưới sự hướng dẫn của giáo sư Trần Văn Khê. Năm 1983 ông tốt nghiệp Thủ Khoa toàn quốc về nghiên cứu và sử dụng đàn bầu.

Đến năm 1985, một lần nữa Đức Thành đoạt giải nhất đàn bầu toàn quốc ở phía Nam trong cuộc thi các loại nhạc khí cổ truyền gồm đàn Kìm, đàn Cò và đàn Bầu.Từ năm 1980, Đức Thành mời một số nhạc sĩ để thành lập một ban nhạc cổ truyền cộng tác với khách sạn Rex trong cho đến cuối năm 1990 trước khi sang Tây Đức. Trong thời gian này ông dùng đàn bầu để biểu diễn những bài dân ca Việt Nam, nhạc cổ Việt Nam và dân ca của thế giới cho đối tượng chính là khán giả ngoại quốc. Ngoài ra ông còn cộng tác với nhà hàng trên khách sạn nổi của Úc tại bến Bạch Đằng. Với mục đích đi tìm một giọng hát thích hợp với dân ca để cùng trình diễn với ban nhạc, Đức Thành đã để ý đến tiếng hát Nguyệt Lan qua những chương trình truyền hình và đài phát thanh để sau đó mời cô vào hợp tác. Và sau khi diễn chung ở Đà Lạt, họ yêu nhau và làm đám cưới vào năm 1987.

Đức Thành và Nguyệt Lan trở một đôi nghệ sĩ nổi tiếng, họ cùng nhau sang Đức năm 1990, rồi sau đó là Canada năm 1996. Tuy nhiên sau đó cuộc hôn nhân của họ tan vỡ, nghệ sĩ Đức Thành tái hôn với người vợ mới là ca sĩ Nguyễn Phương Linh.

Vợ chồng nghệ sĩ Đức Thành

Nghệ sĩ Đức Thành từng được đài truyền hình ART của Canada bình chọn là nghệ sĩ có đóng góp lớn trong việc truyền bá, gìn giữ và phát triển âm nhạc truyền thống của Việt Nam. Ông từng biểu diễn cùng nghệ sĩ đàn tỳ bà nổi tiếng Trung Quốc – Liu Fang, tham gia biểu diễn cùng cố giáo sư Trần Văn Khê ở nhiều festival âm nhạc dân tộc quốc tế.

Hiện nay, hình ảnh nghệ sĩ Đức Thành ngồi trước cây đàn bầu trong mỗi tiết mục của chương trình Paris By Night vẫn là hình ảnh rất quen thuộc với khán giả khắp nơi trên thế giới.

Top 5 mẫu đàn bầu dành cho người mới học chơi:

1. Đàn bầu DB89

Nếu tài chính của bạn chưa đủ khả năng chi trả cho một cây đàn bầu cao cấp , thì đàn bầu DB89 sẽ là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho bạn với mức giá rẻ hơn nhiều. Đàn bầu DB89 là một trong những cây đàn cho người mới đang rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.  Với hình dáng quen thuộc, đơn giản để dễ dàng chơi, đàn bầu DB89 tuyệt vời để bạn có thể thoải mái khi chơi. Với thân đàn được chế tạo hoàn hảo với sự kết hợp giữa mặt gỗ ngô đồng cùng thành đàn gỗ tự nhiên chắc chắn. Đàn bầu DB89 không chỉ mang lại âm thanh chuẩn mà còn giúp cây đàn có khả năng hoạt động bền bỉ vượt trội với thời gian. Với tầm giá chỉ chưa đến 1 triệu đồng, bạn khó có thể tìm thấy một cây đàn tốt hơn DB89. 

 

Video test âm:

 

2. Đàn bầu DB129:

Thêm một lựa chọn thay thế hoàn hảo cho những cây đàn bầu tầm trung tiền, đó chính là DB129. Không phải ngẫu nhiên nó lại trở thành sự lựa chọn của đông đảo người chơi đàn bầu và cũng chính là cây đàn được bán chạy nhất trong những năm gần đây. Đàn bầu DB129 thu hút bởi âm thanh cực chuẩn, khả năng phản ứng linh hoạt với nhiều phong cách chơi khác nhau. Là một cây đàn bầu tầm trung, nhưng DB129 vẫn được chế tạo bởi những loại gỗ quý chỉ có thể tìm thấy ở những cây đàn cao cấp. Với mặt trước bằng gỗ ngô đồng chắc chắn và cần đàn sừng trâu, thành đàn bằng gỗ hương quý, cây đàn mang tới âm thanh ngân vang, cân bằng, giai điệu rõ ràng, và khả năng chơi mượt mà, linh hoạt. Cũng chính vì những ưu điểm nổi trội này, đàn bầu DB129 không chỉ là một cây đàn bầu cho người mới tuyệt vời mà còn trở thành lựa chọn của nhiều nghệ sỹ chuyên nghiệp.

 

3. Đàn bầu DB199:

 

Đàn bầu DB199 là một trong những sự lựa chọn của hầu hết những nghệ sỹ nổi tiếng trên khắp cả nước. Nhắc đến đàn bầu DB199, người ta sẽ nghĩ đến sự chuẩn mực về âm thanh và chất lượng cao cấp. Đàn bầu DB199 là cây đàn mang lại hiệu suất âm thanh và tiện ích đáng kinh ngạc. Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một cây đàn bầu cho người mới chất lượng cao. 

Đàn bầu DB199 xứng đáng là cây đàn bầu lý tưởng cho người mới bắt đầu vì chất lượng âm thanh thuộc top những cây đàn đẳng cấp, hơn nữa còn được hỗ trợ nhận được những phụ kiện theo đàn tại Nhạc cụ Đàn Hương.

 

4. Đàn bầu lắp sẵn amply và loa DB150:

Cây đàn bầu DB150 vẫn luôn được đánh giá là cây đàn đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của người chơi với sự tiện lợi do đàn được thiết kế, lắp đặt sẵn loa và amply trong đàn, nên người chơi có thể mang đi bất cứ đâu mà không cần mang thêm bất cứ thứ gì.  Thêm một “siêu phẩm” đàn bầu cho người mới cũng đang rất được ưa chuộng hiện nay chính là đàn bầu DB150. Cây đàn với bộ cộng hưởng âm thanh lớn ở thùng đàn mang lại âm thanh mạnh mẽ hơn, phù hợp mọi người chơi từ người mới cho đến người có nhiều kinh nghiệm. Cây đàn còn được sự ủng hộ của đông đảo tín đồ đàn bầu bởi thiết kế hoàn hảo và chắc chắn. 

 

Video test âm cây đàn DB150:

5. Đàn bầu LM199:

Thêm một lựa chọn thay thế hoàn hảo cho những cây đàn bầu cho người mới cao cấp có sẵn loa và amply trong đàn đó chính là đàn bầu LM199. Không phải ngẫu nhiên nó lại trở thành sự lựa chọn của đông đảo người chơi đàn bầu và cũng chính là cây đàn được bán chạy do độ tiện lợi của nó mang lại. Đàn bầu LM199 được thu hút bởi âm thanh đàn bầu cực chuẩn, khả năng phản ứng linh hoạt với nhiều phong cách chơi và thể loại âm nhạc khác nhau. Là một cây đàn bầu tầm cao, đàn bầu LM199 vẫn được chế tạo bởi những loại gỗ quý chỉ có thể tìm thấy ở những cây đàn bầu cao cấp.  Cây đàn mang tới âm thanh ngân vang, cân bằng, giai điệu rõ ràng, và khả năng chơi mượt mà, linh hoạt. 

Video test âm đàn bầu DB230:

 

 

Các bạn tham khảo thêm các mẫu đàn bầu tại đây

Nhạc cụ đàn Hương - chuyên cung cấp các loại nhạc cụ 

Hotline: 088.609.4297

 

G

Nhắn tin!
088.609.4297

Phản hồi từ khách hàng

Khách hàng đến từ ITALIA

Khách hàng đến từ HONG KONG

Chú Cù Minh Quảng

Anh Nhi Yến Nam

Có thể bạn quan tâm