088.609.4297
Uy Tín - Tận Tâm - Chất Lượng

GIỚI THIỆU VỀ ĐÀN BẦU ( ĐỘC HUYỀN)

Trong kho tàng văn hoá âm nhạc dân tộc Việt Nam, đàn bầu là loại nhạc cụ được coi là độc đáo và hấp dẫn nhất. Tiếng đàn du dương, trầm lắng khiến ai đã nghe một lần thì thật khó quên, chẳng thế các cụ ngày xưa đã kín đáo nhắc nhủ: "Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu".

"Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha
Ngân nga em hát, tích tịch tình tang"

Dường như âm thanh mộc mạc, chân quê nhưng sâu lắng đến vô cùng của cây đàn bầu, hoà quyện với tiếng lòng của tác giả đã tạo nên những vần điệu chất chứa trong bài hát ru ấy. Ðiều gì đã khiến cho cây đàn bầu có sức quyến rũ độc đáo đến vậy?

Có nhiều cách giải thích khác nhau về sự xuất hiện của cây đàn bầu trong kho tàng văn hoá dân gian. Chỉ từ trò chơi trống đất của trẻ em đồng bằng Bắc Bộ là đào hố và căng dây qua lỗ đất, khi đập nghe tiếng bung bung mà các cụ ngày xưa đã cho ra đời nhạc cụ mang tên đàn Bầu, được làm từ ống tre và quả bầu khô. Từ thời nhà Lý, đàn Bầu đã xuất hiện, nhưng thời ấy, nhạc cụ này chỉ dùng để đệm cho người hát xẩm. Thời gian qua đi, cây đàn dần được cải tiến, đàn được làm bằng những chất liệu tốt hơn như gỗ, sừng. Ông Ðỗ Văn Thước, một nghệ nhân làm đàn Bầu nói: "Cuộc sống và mọi sinh hoạt của nông dân Việt Nam đều bắt nguồn từ cây tre: ống nước, ống cơm, rổ rá, đòn gánh. Bởi vậy, để bảo vệ bụi tre, họ lấy dây rừng buộc quanh gốc tre, thấy âm thanh phát ra từ đó như những cuộc giao lưu tình cảm khiến người nông dân xưa nghĩ đến việc hạ tre thành cọc, căng dây tơ cho âm thanh hay hơn, rồi sử dụng vỏ quả bầu dài làm hộp cộng hưởng". Song có lẽ tất cả cũng chỉ là những giả thuyết. Còn thực tế thì cây đàn đã gắn bó với làng quê Việt Nam từ bao đời nay còn chưa ai biết.

Cái độc đáo ở đây là cây đàn cấu trúc rất đơn giản. Chỉ với một dây nhưng nó diễn tả được mọi cung bậc của âm thanh và tình cảm. Âm thanh mang sức quyến rũ lạ kỳ, gần với âm điệu tiếng nói của người Việt, bởi vậy mà đàn Bầu trở thành nhạc cụ được mọi người yêu thích.

Ðể có được cây đàn như ý, người làm đàn phải rất công phu trong việc chọn lựa chất liệu. Cây đàn phải hội đủ hai yếu tố "Mặt ngô thành trắc", có ý nghĩa là mặt đàn phải làm bằng gỗ cây ngô đồng sao cho vừa xốp vừa nhẹ, thớ gỗ óng ả, thẳng thì mới có độ vang. Khung và thành đàn làm bằng gỗ trắc hoặc gụ, vừa đẹp lại vừa bền. Cần rung, còn gọi là vòi đàn được làm từ sừng trâu. Bầu đàn lấy từ quả bầu khô hoặc tiện bằng gỗ. Từ những chất liệu hết sức giản dị ấy, gia đình nghệ nhân Ðỗ Văn Thước đã cho ra đời biết bao đứa con tinh thần này. Sinh trưởng trong một gia đình 3 đời đều theo nghiệp làm nhạc cụ dân tộc, năm 1953, bác Thước được ông ngoại và cậu truyền cho nghề này. Ðến nay, khi đã nghỉ hưu, bác lại cùng vợ con chế tạo nên những chiếc đàn cao cấp chỉ dành riêng cho những nghệ sĩ chơi đàn trong các đoàn nghệ thuật.

Cũng có nhiều ý kiến khác nhau quanh vấn đề cấu tạo cây đàn. Người thì cho rằng, nên kéo dài đàn ra để có được tiếng trầm hơn hoặc đổi đàn bầu thành hai dây (một cao, một thấp), hai cần và mở to thùng đàn ra, nhưng cuối cùng tất cả đều không phù hợp. Việc dùng với đàn để căng dây lên hoặc hạ chùng dây xuống đã tạo ra nhiều âm thanh và cao độ khác nhau. Cần đàn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sắc độ âm thanh khác nhau và làm cho tiếng đàn tròn, mượt. Mặt đàn với thớ gỗ óng ả, khi kết hợp với cộng hưởng sẽ tạo nên âm thanh vang và trong. Ðàn còn được trang trí bằng nhiều hoa văn hoặc khảm trai với các hình ảnh miêu tả cảnh sinh hoạt phong phú của người dân VN. Ngày nay người ta có xu hướng thay thế đàn gỗ bằng đàn điện, kéo dài và làm mỏng thân đàn để tạo âm trường và tiếng vang hơn.

Ðàn bầu thể hiện một cách thành công những làn điệu dân ca khác nhau của từng vùng, từng miền của dân tộc. Nó còn có thể diễn tấu rất hay những giai điệu nhạc nước ngoài, từ nhạc dân gian đến nhạc nhẹ. Nghệ sĩ đàn Bầu Kim Thành cho biết, hiện anh còn giữ chiếc đàn Bầu có tuổi 70 năm của cố nghệ sĩ Bá Sách để lại. Chơi đàn dân tộc không phải là một nghề mang lại sự giàu có nhưng với anh đó là niềm đàm mê từ khi còn là đứa trẻ. Ðến nay đã 32 năm trong nghề, bằng lối chơi đầy sáng tạo qua mỗi lần biểu diễn, anh đã khiến người nghe say mê. Anh cho biết "năm 1994, tôi được mời đến nước Anh biểu diễn cho nữ hoàng Elizebeth tại Nhà hát Hoàng Gia. Buổi biểu diễn rất thành công. Sau đó tôi được mời ở lại định cư tại đất nước này. Nhưng tôi không thể rời bỏ được tổ quốc và gia đình ruột thịt của mình. Ðến năm 1995, một lần nữa, nữ hoàng Anh lại mời tôi sang biểu diễn. Ðây thật là một vinh dự lớn trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi. Không chỉ có mình tôi, đến nay chúng ta đã có rất nhiều tài năng trẻ chơi đàn Bầu đang được cả nước và thế giới biết đến như Hoàng Tú, Huỳnh Tú..."

Phải chăng vì sự độc đáo có một không hai của cây đàn Bầu mà mỗi khi nhắc đến VN, nhiều khách nước ngoài đã xem cây đàn Bầu như một biểu tượng của VN "Ðất nước đàn Bầu", "Quê hương đàn Bầu". Nhà thơ nữ người Pháp MeRay đã thốt lên: "Cây đàn Bầu thật giống với con người Việt Nam. Nghèo của cải mà giàu lòng nhân ái, giản dị mà thanh cao, đơn sơ mà phong phú".

 

"Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha
Ngân nga em hát, tích tịch tình tang"

Dường như âm thanh mộc mạc, chân quê nhưng sâu lắng đến vô cùng của cây đàn bầu, hoà quyện với tiếng lòng của tác giả đã tạo nên những vần điệu chất chứa trong bài hát ru ấy. Ðiều gì đã khiến cho cây đàn bầu có sức quyến rũ độc đáo đến vậy?

Có nhiều cách giải thích khác nhau về sự xuất hiện của cây đàn bầu trong kho tàng văn hoá dân gian. Chỉ từ trò chơi trống đất của trẻ em đồng bằng Bắc Bộ là đào hố và căng dây qua lỗ đất, khi đập nghe tiếng bung bung mà các cụ ngày xưa đã cho ra đời nhạc cụ mang tên đàn Bầu, được làm từ ống tre và quả bầu khô. Từ thời nhà Lý, đàn Bầu đã xuất hiện, nhưng thời ấy, nhạc cụ này chỉ dùng để đệm cho người hát xẩm. Thời gian qua đi, cây đàn dần được cải tiến, đàn được làm bằng những chất liệu tốt hơn như gỗ, sừng. Ông Ðỗ Văn Thước, một nghệ nhân làm đàn Bầu nói: "Cuộc sống và mọi sinh hoạt của nông dân Việt Nam đều bắt nguồn từ cây tre: ống nước, ống cơm, rổ rá, đòn gánh. Bởi vậy, để bảo vệ bụi tre, họ lấy dây rừng buộc quanh gốc tre, thấy âm thanh phát ra từ đó như những cuộc giao lưu tình cảm khiến người nông dân xưa nghĩ đến việc hạ tre thành cọc, căng dây tơ cho âm thanh hay hơn, rồi sử dụng vỏ quả bầu dài làm hộp cộng hưởng". Song có lẽ tất cả cũng chỉ là những giả thuyết. Còn thực tế thì cây đàn đã gắn bó với làng quê Việt Nam từ bao đời nay còn chưa ai biết.

Cái độc đáo ở đây là cây đàn cấu trúc rất đơn giản. Chỉ với một dây nhưng nó diễn tả được mọi cung bậc của âm thanh và tình cảm. Âm thanh mang sức quyến rũ lạ kỳ, gần với âm điệu tiếng nói của người Việt, bởi vậy mà đàn Bầu trở thành nhạc cụ được mọi người yêu thích.

Ðể có được cây đàn như ý, người làm đàn phải rất công phu trong việc chọn lựa chất liệu. Cây đàn phải hội đủ hai yếu tố "Mặt ngô thành trắc", có ý nghĩa là mặt đàn phải làm bằng gỗ cây ngô đồng sao cho vừa xốp vừa nhẹ, thớ gỗ óng ả, thẳng thì mới có độ vang. Khung và thành đàn làm bằng gỗ trắc hoặc gụ, vừa đẹp lại vừa bền. Cần rung, còn gọi là vòi đàn được làm từ sừng trâu. Bầu đàn lấy từ quả bầu khô hoặc tiện bằng gỗ. Từ những chất liệu hết sức giản dị ấy, gia đình nghệ nhân Ðỗ Văn Thước đã cho ra đời biết bao đứa con tinh thần này. Sinh trưởng trong một gia đình 3 đời đều theo nghiệp làm nhạc cụ dân tộc, năm 1953, bác Thước được ông ngoại và cậu truyền cho nghề này. Ðến nay, khi đã nghỉ hưu, bác lại cùng vợ con chế tạo nên những chiếc đàn cao cấp chỉ dành riêng cho những nghệ sĩ chơi đàn trong các đoàn nghệ thuật.

Cũng có nhiều ý kiến khác nhau quanh vấn đề cấu tạo cây đàn. Người thì cho rằng, nên kéo dài đàn ra để có được tiếng trầm hơn hoặc đổi đàn bầu thành hai dây (một cao, một thấp), hai cần và mở to thùng đàn ra, nhưng cuối cùng tất cả đều không phù hợp. Việc dùng với đàn để căng dây lên hoặc hạ chùng dây xuống đã tạo ra nhiều âm thanh và cao độ khác nhau. Cần đàn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sắc độ âm thanh khác nhau và làm cho tiếng đàn tròn, mượt. Mặt đàn với thớ gỗ óng ả, khi kết hợp với cộng hưởng sẽ tạo nên âm thanh vang và trong. Ðàn còn được trang trí bằng nhiều hoa văn hoặc khảm trai với các hình ảnh miêu tả cảnh sinh hoạt phong phú của người dân VN. Ngày nay người ta có xu hướng thay thế đàn gỗ bằng đàn điện, kéo dài và làm mỏng thân đàn để tạo âm trường và tiếng vang hơn.

Ðàn bầu thể hiện một cách thành công những làn điệu dân ca khác nhau của từng vùng, từng miền của dân tộc. Nó còn có thể diễn tấu rất hay những giai điệu nhạc nước ngoài, từ nhạc dân gian đến nhạc nhẹ. Nghệ sĩ đàn Bầu Kim Thành cho biết, hiện anh còn giữ chiếc đàn Bầu có tuổi 70 năm của cố nghệ sĩ Bá Sách để lại. Chơi đàn dân tộc không phải là một nghề mang lại sự giàu có nhưng với anh đó là niềm đàm mê từ khi còn là đứa trẻ. Ðến nay đã 32 năm trong nghề, bằng lối chơi đầy sáng tạo qua mỗi lần biểu diễn, anh đã khiến người nghe say mê. Anh cho biết "năm 1994, tôi được mời đến nước Anh biểu diễn cho nữ hoàng Elizebeth tại Nhà hát Hoàng Gia. Buổi biểu diễn rất thành công. Sau đó tôi được mời ở lại định cư tại đất nước này. Nhưng tôi không thể rời bỏ được tổ quốc và gia đình ruột thịt của mình. Ðến năm 1995, một lần nữa, nữ hoàng Anh lại mời tôi sang biểu diễn. Ðây thật là một vinh dự lớn trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi. Không chỉ có mình tôi, đến nay chúng ta đã có rất nhiều tài năng trẻ chơi đàn Bầu đang được cả nước và thế giới biết đến như Hoàng Tú, Huỳnh Tú..."

Phải chăng vì sự độc đáo có một không hai của cây đàn Bầu mà mỗi khi nhắc đến VN, nhiều khách nước ngoài đã xem cây đàn Bầu như một biểu tượng của VN "Ðất nước đàn Bầu", "Quê hương đàn Bầu". Nhà thơ nữ người Pháp MeRay đã thốt lên: "Cây đàn Bầu thật giống với con người Việt Nam. Nghèo của cải mà giàu lòng nhân ái, giản dị mà thanh cao, đơn sơ mà phong phú".

Top 5 mẫu đàn bầu dành cho người mới học chơi:

1. Đàn bầu DB89

Nếu tài chính của bạn chưa đủ khả năng chi trả cho một cây đàn bầu cao cấp , thì đàn bầu DB89 sẽ là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho bạn với mức giá rẻ hơn nhiều. Đàn bầu DB89 là một trong những cây đàn cho người mới đang rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.  Với hình dáng quen thuộc, đơn giản để dễ dàng chơi, đàn bầu DB89 tuyệt vời để bạn có thể thoải mái khi chơi. Với thân đàn được chế tạo hoàn hảo với sự kết hợp giữa mặt gỗ ngô đồng cùng thành đàn gỗ tự nhiên chắc chắn. Đàn bầu DB89 không chỉ mang lại âm thanh chuẩn mà còn giúp cây đàn có khả năng hoạt động bền bỉ vượt trội với thời gian. Với tầm giá chỉ chưa đến 1 triệu đồng, bạn khó có thể tìm thấy một cây đàn tốt hơn DB89. 

 

Video test âm:

 

2. Đàn bầu DB129:

Thêm một lựa chọn thay thế hoàn hảo cho những cây đàn bầu tầm trung tiền, đó chính là DB129. Không phải ngẫu nhiên nó lại trở thành sự lựa chọn của đông đảo người chơi đàn bầu và cũng chính là cây đàn được bán chạy nhất trong những năm gần đây. Đàn bầu DB129 thu hút bởi âm thanh cực chuẩn, khả năng phản ứng linh hoạt với nhiều phong cách chơi khác nhau. Là một cây đàn bầu tầm trung, nhưng DB129 vẫn được chế tạo bởi những loại gỗ quý chỉ có thể tìm thấy ở những cây đàn cao cấp. Với mặt trước bằng gỗ ngô đồng chắc chắn và cần đàn sừng trâu, thành đàn bằng gỗ hương quý, cây đàn mang tới âm thanh ngân vang, cân bằng, giai điệu rõ ràng, và khả năng chơi mượt mà, linh hoạt. Cũng chính vì những ưu điểm nổi trội này, đàn bầu DB129 không chỉ là một cây đàn bầu cho người mới tuyệt vời mà còn trở thành lựa chọn của nhiều nghệ sỹ chuyên nghiệp.

 

3. Đàn bầu DB199:

 

Đàn bầu DB199 là một trong những sự lựa chọn của hầu hết những nghệ sỹ nổi tiếng trên khắp cả nước. Nhắc đến đàn bầu DB199, người ta sẽ nghĩ đến sự chuẩn mực về âm thanh và chất lượng cao cấp. Đàn bầu DB199 là cây đàn mang lại hiệu suất âm thanh và tiện ích đáng kinh ngạc. Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một cây đàn bầu cho người mới chất lượng cao. 

Đàn bầu DB199 xứng đáng là cây đàn bầu lý tưởng cho người mới bắt đầu vì chất lượng âm thanh thuộc top những cây đàn đẳng cấp, hơn nữa còn được hỗ trợ nhận được những phụ kiện theo đàn tại Nhạc cụ Đàn Hương.

 

4. Đàn bầu lắp sẵn amply và loa DB150:

Cây đàn bầu DB150 vẫn luôn được đánh giá là cây đàn đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của người chơi với sự tiện lợi do đàn được thiết kế, lắp đặt sẵn loa và amply trong đàn, nên người chơi có thể mang đi bất cứ đâu mà không cần mang thêm bất cứ thứ gì.  Thêm một “siêu phẩm” đàn bầu cho người mới cũng đang rất được ưa chuộng hiện nay chính là đàn bầu DB150. Cây đàn với bộ cộng hưởng âm thanh lớn ở thùng đàn mang lại âm thanh mạnh mẽ hơn, phù hợp mọi người chơi từ người mới cho đến người có nhiều kinh nghiệm. Cây đàn còn được sự ủng hộ của đông đảo tín đồ đàn bầu bởi thiết kế hoàn hảo và chắc chắn. 

 

Video test âm cây đàn DB150:

5. Đàn bầu LM199:

Thêm một lựa chọn thay thế hoàn hảo cho những cây đàn bầu cho người mới cao cấp có sẵn loa và amply trong đàn đó chính là đàn bầu LM199. Không phải ngẫu nhiên nó lại trở thành sự lựa chọn của đông đảo người chơi đàn bầu và cũng chính là cây đàn được bán chạy do độ tiện lợi của nó mang lại. Đàn bầu LM199 được thu hút bởi âm thanh đàn bầu cực chuẩn, khả năng phản ứng linh hoạt với nhiều phong cách chơi và thể loại âm nhạc khác nhau. Là một cây đàn bầu tầm cao, đàn bầu LM199 vẫn được chế tạo bởi những loại gỗ quý chỉ có thể tìm thấy ở những cây đàn bầu cao cấp.  Cây đàn mang tới âm thanh ngân vang, cân bằng, giai điệu rõ ràng, và khả năng chơi mượt mà, linh hoạt. 

Video test âm đàn bầu DB230:

 

 

Các bạn tham khảo thêm các mẫu đàn bầu tại đây

Nhạc cụ đàn Hương - chuyên cung cấp các loại nhạc cụ 

Hotline: 088.609.4297

 

 

G

Nhắn tin!
088.609.4297

Phản hồi từ khách hàng

Khách hàng đến từ ITALIA

Khách hàng đến từ HONG KONG

Chú Cù Minh Quảng

Anh Nhi Yến Nam

Có thể bạn quan tâm