P/S: tâm sự của một học viên 5 năm đàn Tranh
Hiện nay nhiều bạn trẻ và bạn không còn trẻ rất thích học nhạc cụ. Đa số sẽ chọn guitar, nhất là các bạn sinh viên, vì dễ chơi, dễ đệm hát, học một chút là có thể đánh được. Còn nhà ai có điều kiện tí sẽ cho con cái học Piano hoặc Violin. Vậy còn âm nhạc dân tộc? Liệu nó có gì khác với những nhạc cụ khác? Học nhạc cụ dân tộc có ích lợi gì không???
Mình xin giới thiệu với các bạn một vài nét về những ích lợi khi học nhạc dân tộc nhé:
1. Khác biệt với thiên hạ. Thiên hạ ai cũng đi học nhạc phương tây, một phân ít học nhạc dân tộc. Đó chính là sự khác biệt. Sự khác biệt này sẽ giúp các bạn nổi bật giữa đám đông, giúp các bạn tạo ấn tượng cực tốt ngay lúc đầu tiên trong mắt người khác. Bật mí nhé, có người còn tưởng nhầm đàn bầu với đàn tranh, đàn tranh với tam thập lục cơ. Mà toàn là bạn trẻ Việt ý nhé.
2. Nhiều khả năng được học bổng, mời đi nước ngoài. Nhiều bạn thích làm 1 CV thật đẹp, ấn tượng, hay tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động văn hoá xã hội, ca múa nhạc kịch. Bạn nghĩ sao nếu được mời lên sân khấu, mà không đánh violin mà đánh một bản nhạc dân tộc bằng đàn Nhị thật hay, thì sẽ như thế nào nhỉ? Tất nhiên, là các bạn trẻ thì thường thích nghe nhạc phương tây, nên đối với đa số khán thính giả sẽ là LẠ. Nhưng chính cái LẠ đó mà dễ giật giải, và dễ tạo được 1 CV ấn tượng để lấy học bổng đi học ở nước ngoài.
Thật ra còn nhiều nhiều các lợi ích khác, nhưng 2 điều này mình thấy là lợi ích của các bạn trẻ khi học đàn dân tộc. Âm nhạc dân tộc không phải cứ í éo như các bạn tưởng đâu nhé. Học Đàn bầu khó hơn Guitar đấy. Hãy thử xem, biết đâu nó sẽ giúp thay đổi tương lai của các bạn?