Hiện nay trên thị trường, đa phần hơn 90% số người chơi đàn tỳ bà gặp vấn đề trong việc lựa chọn mua đàn bầu giá rẻ mà lại chất lượng. Xưởng sản xuất nhạc cụ Đàn Hương sẽ giúp bạn có thể mua đàn tỳ bà mà chất lượng âm thanh vô cùng tốt.
Tỳ bà là nhạc khí du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam, qua bao thăng trầm và biến cố lịch sử, ông cha ta đã dần tạo lập ra phong cách riêng cho tỳ bà Việt Nam, làm phong phú thêm cho nền âm nhạc cổ truyền nước nhà.
Đàn tỳ bà có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Trung Á, du nhập qua Trung Quốc bằng con đường tơ lụa, rồi vào Việt Nam. Đàn tỳ bà đã xuất hiện ở Việt Nam khá lâu, căn cứ vào những bức phù điêu chạm khắc hình người chơi đàn tỳ bà tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh, giáo sư Trần Vân Khê và giáo sư tiến sỹ Tô Ngọc Thanh đã cho rằng từ thời Lý (1010-1225) cây đàn tỳ bà đã có ở Việt Nam. Đàn tỳ bà thường xuất hiện trong dàn nhạc cung đình, phục vụ vua chúa, quan lại và tầng lớp quý tộc.
Cho đến giữa thế kỷ thứ 20, cây đàn tỳ bà chính thức được đưa vào giảng dạy tại Trường âm nhạc Việt Nam nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, là một trong tám nhạc cụ chính của khoa nhạc cụ cổ truyền. Người học đầu tiên và có rất nhiều công cải tiến và giảng dạy cây đàn tỳ bà, đưa cây đàn tỳ bà tiếp cận âm nhạc hiện đại là NSND Mai Phương.
Trong dàn nhạc dân tộc, cây đàn tỳ bà thuộc bộ gảy, có 4 dây và 18 phím, âm vực của cây đàn tỳ bà khá rộng, có thể chơi được tất cả các thể loại âm nhạc từ dân gian đến hiện đại. Hệ thống âm thanh của cây đàn khá dày và có rất nhiều các kỹ thuật tiên tiến như nhấn nhá, luyến láy, phi, vê đơn, vê kép, vê 5 ngón và các loại hợp âm. Trước kia cây đàn tỳ bà được đánh bằng dây tơ, nay dây đàn tỳ bà đã được thay bằng dây nilon guitar. Phím đàn tỳ bà của Việt Nam sâu, âm thanh trầm ấm, thánh thót. Chính vì thế, đàn tỳ bà có thể chơi được rất nhiều các thể loại âm nhạc từ dân gian đến hiện đại và một số tác phẩm nước ngoài.
Cách chơi đàn tỳ bà:
1. Lên dây:
Đô – Fa – Sol – Đố.
2. Tư thế chơi đàn:
Ngồi thẳng thoải mái, hai chân vắt chéo lên nhau, đàn để chính giữa lòng theo chiều thẳng đứng.Tay phải cầm móng gảy, cổ tay cong, mềm mại, móng luôn vuông góc với dây đàn, gảy lên xuống đều đặn, cự ly gảy ở giữa ngựa và phím cuối cùng. Tay trái: Ngón cái để nhẹ trên lưng đàn, các ngón còn lại đươc quy định như sau: Ngón trỏ là ngón 1, giữa 2, áp út 3, út 4. Bấm bằng đầu các ngón tay gọi là ngón đứng. Khi sử dụng hợp âm hoặc đánh 2 dây trở lên thì sử dụng ngón nằm. Các ngón phải rất mềm mại, linh hoạt, bấm trên phím đàn (không bấm vào đỉnh phím). Khi chuyển cữ thế tay thì chỉ được di chuyển một lần. Hai tay phối hợp với nhau thật chính xác, mềm mại linh hoạt.
3. Một số kỹ thuật cơ bản của tỳ bà:
Tay phải: Phi, vê đơn, vê kép, vê 5 ngón,… Tay trái: nhấn nhá, luyến láy. Kết hợp chuẩn xác 2 tay để đánh hợp âm (sử dụng ngón đứng, ngón nằm hoặc kết hợp cả hai).
Đặt chân tới đầu làng Đào Xá, chúng tôi không chỉ ngửi thấy mùi hương của gỗ làm đàn mà còn nghe thấy âm thanh của tiếng đàn, tiếng đàn bầu phát ra từ các hộ gia đình chế tác đàn. Để tìm hiểu rõ hơn về công việc này, chúng tôi được người dân trong làng chỉ tới nhà ông Đào Soạn, một trong những nghệ nhân lớn tuổi nhất trong làng. Được biết, ông Đào Soạn là người duy nhất ở Việt Nam được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian cấp quốc gia trong lĩnh vực làng nghề truyền thống và danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú của TP. Hà Nội. Với 40 năm gắn liền với những nhạc cụ, hơn ai hết ông là người hiểu rõ nhất về những thăng trầm của làng nghề.
Theo lời ông Soạn, nghề làm nhạc cụ truyền thống của làng tính đến nay dễ cũng đã hơn 200 năm. Gia đình ông làm đàn đã được 4 thế hệ. Vào thời kỳ phát triển nhất làng có hơn 50 gia đình làm nghề. Tiếng lành đồn xa, trong lịch sử đã có tốp thợ của làng được tuyển vào làm đàn ở Cung đình Huế. Nhưng trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, làng nghề không phát triển được vì đó là thời kỳ kinh tế khó khăn. Sau chiến tranh, người làng nghề phải đi xa tới các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Sài Gòn… để làm nghề. Phải tới đầu những năm 90, nhờ chính sách đẩy mạnh khôi phục văn hóa truyền thống của Nhà nước, nghề làm đàn ở Đào Xá mới dần có những bước chuyển mình.
Với những người thợ chế tác nhạc cụ ở Đào Xá, từ xưa đến nay để có thể theo nghề phải thạo hay ít nhất phải biết về nghề mộc, chưa kể phải có đôi tai và cặp mắt tinh tế. Từ khâu chọn gỗ, ra gỗ, phơi gỗ cho đến công đoạn chắp, ghép, bịt da trăn, đánh bóng, trau chuốt, khảm trai và hoàn thiện. Tất cả đều được làm theo phương pháp thủ công đúng với kỹ thuật truyền thống. Cái khó nhất khi làm một chiếc đàn là hoàn thiện âm thanh. Người thợ vừa phải biết căn chỉnh, vừa phải biết thẩm âm để làm sao chiếc đàn đạt được chuẩn mực nhất định.
Nhắc đến Đàn tỳ bà, có nhiều khán giả vì yêu tiến đàn tỳ bà mà muốn lựa cho mình một cây thật chất lượng, thật ưng ý. Do đó, Xưởng đàn Hương – có bề dày kinh nghiệm sản xuất ra những cây đàn chất lượng hiểu được tâm tình đó mà từ làng nghề cách Hà Nội 50 Km đã phát triển và mở rộng văn phòng đại diện tại Số 26, ngõ 773, đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. Chủ của Đàn Hương trước được ông nội (người thầy người ông mẫu mực nghệ nhân làm đàn từ thời xa xưa tại Hà Tây xưa) truyền lại kinh nghiệm cho anh đồng thời cùng với sự nỗ lực học hỏi không ngừng mua hơn 20 chiếc đàn về mổ xẻ nghiên cứu mà anh đã thành công và tạo ra được những cây đàn thực sự chất lượng đến tay khách hàng.
Anh chia sẻ: “Tôi thực sự không muốn truyền thống cha ông để lại, văn hóa bản sắc dân tộc, những nhạc cụ truyền thống bị mai một theo thời gian, nhiều người muốn chơi mà không biết nơi nào cung cấp nhạc cụ chất lượng nên tôi quyết tâm mở thêm một văn phòng tại Hà Nội để sản phẩm của mình đến tận tay khách hàng mà không mất thời gian di chuyển về tận xưởng để chiêm ngưỡng”.
Đến với Xưởng đàn Hương khách hàng sẽ được nhân viên tư vấn tận tình chu đáo để khách hàng có thể chọn được cho mình sản phẩm phù hợp cả về chất lượng và giá cả. Tiêu chí đặt lên hàng đầu là vừa lòng khách đến và vui lòng khách đi.
Có khách hàng đã từng hỏi: “ Tại sao tôi phải mua đàn tại Xưởng đàn Hương bên bạn?”
Câu trả lời rằng: Xưởng đàn Hương với bề dày kinh nghiệm được truyền từ đời cha ông cộng với tinh thần ham học hỏi của nghệ nhân chế tạo ra cây đàn, anh không quản khó khăn từ bắc vô nam học hỏi các tầng lớp đi trước và rồi cho ra những đứa con tinh thần vô cùng tinh tế.
Với anh những sản phẩm anh làm ra không chỉ đơn giản là những món hàng giúp anh và gia đình về mặt kinh tế, sâu trong đó là cả tấm lòng như người mẹ với những đứa con lớn lên từng ngày trải qua những ngày tháng chăm bẵm, nuôi lớn.
Xưởng đàn Hương trực tiếp sản xuất các loại nhạc cụ và không bất kì đại lý trung gian nên khách hàng khỏi lo về giá cả. Bên cạnh đó, Xưởng có chế độ bảo hành lên đến hơn một năm nên khách hàng cũng có thể yên tâm về chất lượng âm thanh cũng như bề ngoài của cây đàn.
Khách hàng ở Hà Nội có thể đến trực tiếp để được xem, tư vấn, chọn mua và test thử âm thanh, khách hàng ở xa có thể đặt hàng để nhận được cây đàn có chất lượng tốt nhất, bên xưởng có nhận ship COD khi nhận được hàng, mở ra kiểm tra, ưng ý khách hàng mới thanh toán, không ngại nhận được những sản phẩm kém chất lượng.
Nếu bạn có nhu cầu mua đàn bầu thì liên hệ với Xưởng Đàn Hương nhé.
Hotline: 088.906.4297
Zalo: 088.906.4297