088.609.4297
Uy Tín - Tận Tâm - Chất Lượng

Mua đàn về đập, nghệ nhân trẻ tìm ra bí kíp làm giàu

Bỏ gần trăm triệu để mua đàn về 'mổ' ra nghiên cứu, Đàn Hương đã tạo ra được những sản phẩm đàn dân tộc nổi tiếng.

Đào Xá (xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa) được chứng nhận làng cổ truyền làm đàn dân tộc (đàn nhị, đàn tranh, đàn nguyệt...) từ 3 năm nay, nhưng khách tới chơi không hề thấy dấu hiệu của các loại nhạc cụ, không âm thanh, lời hát.

Rẽ vào một ngõ nhỏ giữa làng, nhà Đàn Hương không khí trái ngược hẳn, mùi sơn, mùi gỗ át đi mùi gà, mùi vịt của xóm làng. Ở đây tràn ngập những âm thanh nhạc cụ, tiếng máy móc rộn ràng.

Ông Nguyễn Ngọc Tựa, chủ tịch xã Đông Lỗ cho biết, dù được công nhận là làng nghề truyền thống, nhưng nay làng chỉ còn chưa đầy 10 người làm đàn, làm ít và không đủ ăn. Duy chỉ có nhà Đàn Hương là sống được với nghề.

Dù trong nước có nhiều nghệ nhân chuyên làm đàn nhị, nhưng nhiều khách hàng vẫn chuộng đồ của Trung Quốc. Thấy vậy, đàn Hương tò mò mua 10 chiếc từ 10 nơi khác nhau với giá hơn 20 triệu về đập ra để xem bên trong có gì. Thì ra, họ dùng tới 7-8 lớp gỗ ghép lại với nhau, sản phẩm có âm thanh tốt nhưng sẽ chóng bong, dù giá thành không rẻ hơn hàng Việt.

Về sau, anh chỉ chọn gỗ nguyên khối nhưng có độ dày tương tự đàn Trung Quốc, để ra âm thanh tốt. Đàn nhị của anh lại được đón nhận vì bền, cầm chắc tay, lại có giá không cao. Số lượng khách mua loại đàn này tăng lên gấp 3 chỉ sau một năm, kéo theo những mặt hàng khác cũng được chú ý.

Không những đập đàn nhị, anh còn thường xuyên "mổ" các loại đàn khác để nghiên cứu và rút kinh nghiệm cho sản phẩm của mình. "Dù tốn kém nhưng muốn học cái gì cũng phải có học phí, không phải tự nhiên mà mình trở nên giỏi được", đàn Hương khẳng định.

Cũng với đàn nhị, anh từng làm hư hàng trăm mảnh da kỳ đà, da trăn. Vì khi căng lên bát nhị của đàn (bộ phận khuếch tán âm thanh) chưa đầy một tháng, da lại chùng xuống, phải thay cho khách. Sau này anh mới biết phải căng da khi nhiệt độ không khí chuẩn, không được ẩm quá hay hanh khô. Khi khắc phục được nhược điểm này, sản phẩm của anh mới có thể sinh lời.

Điểm đặc biệt là hầu hết mặt đàn đều đươc khảm trai với hoa văn rõ nét, uyển chuyển, khác biệt với đa số các cơ sở làm đàn ở Việt Nam.

Sau 10 năm với nghề, Đàn Hương đã có một xưởng đàn riêng hàng trăm mét vuông, được nhiều người trong giới nghệ sĩ tin tưởng. Tự tay anh đi giao hàng cho khách hàng mua lẻ, kể cả ở xa hàng trăm km. Hiện tại, anh phân phối sản phẩm đàn dân tộc cho hơn 10 cửa hàng ở Hà Nội.

Mỗi ngày, sau khi xong việc chế tác, anh dành khoảng 10 phút để livestream cho khách hàng nghe nhạc từ những cây đàn của mình. Mỗi lần lên "sân khấu", anh có đến hàng trăm người theo dõi. Sau 2 năm áp dụng phương thức quảng bá này, doanh thu của anh đã tăng lên đáng kể. 

Qua năm mới, anh định mở rộng sản xuất và cố gắng đào tạo thêm nhiều lao động để gìn giữ làng nghề truyền thống.

"Tôi từng thấy khách của anh ấy đi mấy trăm km đến tận nhà mua đàn. Ngoài ra, anh còn giải quyết việc làm cho hàng chục người dân địa phương, và giúp danh hiệu làng truyền thống Đào Xá bền vững đến ngày nay", ông Nguyễn Ngọc Tựa, chủ tịch xã, cho biết thêm.

Nguồn: Vnexpress

G

Nhắn tin!
088.609.4297

Phản hồi từ khách hàng

Khách hàng đến từ ITALIA

Khách hàng đến từ HONG KONG

Chú Cù Minh Quảng

Anh Nhi Yến Nam

Có thể bạn quan tâm