088.609.4297
Uy Tín - Tận Tâm - Chất Lượng

Tự học đàn nguyệt nhanh nhất tại nhà

1-Giới thiệu sơ lược:
Đàn Nguyệt là nhạc cụ của Dân tộc Việt còn gọi là Ðàn Kìm, Ðàn Vọng nguyệt cầm hoặc Quân tử cầm vì mặt đàn hình tròn như mặt trăng rằm nên gọi là Ðàn Nguyệt. Ðàn Nguyệt với nhiều ngón kỹ thuật độc đáo như nhấn, luyến, vê... có khả năng độc tấu và hòa tấu. Ðàn Nguyệt rất phổ biến từ Bắc đến Nam, dễ dàng sử dụng và hợp với tiếng nói của Dân tộc.

2-Xếp loại:

​Đàn Nguyệt là nhạc cụ dây gảy loại có dọc (cần đàn) khác với Ðàn Nguyệt của Trung Quốc ở chỗ Ðàn Nguyệt Việt Nam có dọc đàn dài hơn và hàng phím cao. Ðàn Nguyệt có 8 phím, sau này có gắn thêm 2 phím là 10 phím theo hệ thống âm nhạc ngũ cung.

3-Hình thức cấu tạo:
1. Thùng đàn: hình tròn dẹt, đường kính 36cm.

2. Mặt đàn: mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ, thành đàn thấp khoảng 6cm làm bằng gỗ cứng, đáy đàn bịt gỗ không có lỗ thoát âm, trên mặt đàn có một bộ phận để mắc dây đàn, đồng thời là ngựa đàn còn gọi là cái thú.

3. Dọc đàn (cần đàn): dài 100cm làm bằng gỗ cứng, có gắn 7 phím đàn, còn 3 phím gắn trên mặt đàn. Các phím đàn cao, gắn cách xa nhau với khoảng cách không đều nhau, cần Ðàn Nguyệt hơi ngã về phía sau.

4. Dây đàn: dây đàn có hai dây bằng nylông, thường lên dây cách nhau một quãng năm đúng và tùy theo giọng từng bài.

5. Bộ phận lên dây: có 4 trục gỗ xuyên ngang hai bên thành đàn của đầu đàn để lên dây, nhưng chỉ dùng hai trục để mắc và lên dây đàn. Sự hiện diện của 4 trục chứng tỏ rằng khởi thủy Ðàn Nguyệt là có hai dây kép (Ðàn Song Vận), về sau do nhấn không thuận tiện nên người ta bỏ bớt hai dây (kép) chỉ để một dây. Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống.

6. Phím gảy đàn: Xưa kia các nghệ nhân thường gảy đàn bằng móng tay dài của mình, ngày nay đàn bằng miếng nhựa với những ngón gảy, hất, phi và đặc biệt là ngón vê...kể cả những âm ngắn tạo không khí rộn ràng sôi nổi.​

Vị trí nốt trên dọc (cần đàn) (Thực âm ghi so với thực tế thấp hơn 1 quãng 8)

Ðàn Nguyệt lên Dây Oán (hò tư) là G - C hoặc D - G

4. Màu âm, Tầm âm:  Âm Ðàn Nguyệt tươi sáng, rộn ràng rất thuận lợi để diễn tả tình cảm sâu lắng. Ðàn Nguyệt có tầm âm rộng hơn hai quãng 8 từ :Ðô[SUP]1[/SUP] đến Rê[SUP]3[/SUP] (c[SUP]1[/SUP] đến d[SUP]3[/SUP]) nếu dùng ngón nhấn sẽ có thêm hai âm nữa. Tầm âm có thể chia ra 3 khoảng âm như sau: Khoảng âm dưới: tiếng đàn vừa ấm áp, mềm mại cộng thêm âm vang vừa trầm lặng lại vô cùng sâu sắc. Khoảng âm giữa: là khoảng âm tốt nhất của Ðàn Nguyệt, tiếng đàn thanh thót, vang đều, diễn tả tình cảm vui tươi, linh hoạt. Khoảng âm cao: tiếng đàn trong sáng, thanh nhẹ nhưng ít vang.

5. Kỹ thuật diễn tấu:
- Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu

- Ngồi thẳng: nghệ nhân đàn ngồi trên ghế, đàn được đặt ngang tầm tay, cần nghiêng khoảng 60[SUP]o [/SUP]với thân người.

- Ðứng: đàn được đeo vào vai bằng dây, nghệ nhân đàn với tư thế đứng.
- Kỹ thuật tay phải: Gảy đàn: Từ thời xưa, các nghệ sĩ biểu diễn thường nuôi móng tay dài để gảy đàn, ngày nay người ta sử dụng miếng gảy (mediato) để đàn. Ðộng tác cơ bản của tay phải là gảy xuống và hất lên được ký hiệu như sau:a- Gảy xuống: (chữ U ngược trên nốt) b- Hất lên: (chữ V hoa trên nốt). Tuy nhiên thực tế trong các bản nhạc, động tác gảy và hất không nhất thiết phải ghi mà do nghệ sĩ diễn tấu tự xử lý.

Ngón phi: ngón phi là lối đánh cổ truyền, nghệ nhân không sử dụng miếng gảy mà sử dụng các ngón tay của bàn tay mặt, hiệu quả của ngón phi gần như ngón vê, có hai lối phi:
a- Phi xuống: là lối phi cổ truyền thường đánh trên một dây hoặc hai dây, phi xuống là vẩy nhanh các ngón tay, bắt đầu từ ngón út hoặc ngón trỏ rồi lần lượt đến các ngón tay kế tiếp.
b- Phi lên: thường đánh trên một dây, bắt đầu từ ngón tay út rồi lần lượt đến các ngón kế tiếp hất vào dây đàn. Thông thường ngón phi sử dụng 4 ngón tay của bàn tay mặt, ngón tay cái không sử dụng, nếu nghệ nhân cầm miếng gảy bằng ngón cái và ngón trỏ, thì trong kỹ thuật phi chỉ sử dụng 3 ngón tay còn lại. Trong trường hợp nét nhạc ở cao trào, để thay đổi sắc thái âm thanh có thể sử dụng ngón phi.
Ngón vê: ngón vê là gảy liên tiếp lên dây đàn, thường được sử dụng trong Hát Chầu văn, có thể vê bằng miếng gảy hoặc bằng ngón tay và vê trên một dây hoặc hai dây. Ngón vê thể hiện tính chất dồn dập, sôi nổi và có thể vê trên nốt ngân dài hoặc ngắn, giống như kỹ thuật Trémolo của đàn Mandoline. Ký hiệu ngón vê: hai hoặc ba gạch chéo trên hoặc dưới nốt nhạc.

Ngón gõ: sử dụng các ngón tay phải gõ vào mặt đàn, thường được sử dụng trong lúc tất cả các nhạc khí đều nghỉ (dấu lặng) hoặc báo hiệu cho hát, cho hòa tấu hoặc điểm giữa các câu nhạc hay đoạn nhạc. Ký hiệu ngón gõ được các vạch chéo (như dấu nhân).

Ngón bịt: ngón bịt làm cho âm thanh vừa vang lên liền tắt một cách đột ngột tạo thay sự thay đổi màu âm, ngón bịt diễn tả sự u buồn, nghẹn ngào hoặc để chấm dứt một đoạn nhạc. Nếu sử dụng liên tiếp ngón bịt lại tạo hiệu quả khác: biểu lộ sự cứng rắn, dứt khoát. Có hai cách thể hiện:
a-Sử dụng bàn tay hoặc ngón tay vừa gảy chặn ngay dây đàn.
b-Sử dụng bàn tay, ở ngang thân ngón út chặn ngang ngựa đàn tạo ra một âm tối, đục tương tự như sử dụng hãm tiếng (Sourdine). Ký hiệu ngón bịt được ghi một chấm nhỏ ngay trên nốt nhạc chỉ âm bịt.

KỸ THUẬT TAY TRÁI:
Ðàn Nguyệt có tám thế bấm, các ngón được ký hiệu như sau: ngón trỏ: (số 1), ngón giữa: (số 2), ngón áp út: (số 3), và ngón út: (số 4); trong mỗi thế bấm có thể dùng 3 ngón tay (1, 2, 3) để bấm và cả ngón số 4 nữa. Mỗi nốt có thể bấm bằng một ngón, tuy nhiên khoảng cách giữa mỗi phím Ðàn Nguyệt hơi rộng ở đầu đàn nên có thể sử dụng cả hai ngón bấm trên một phím khi thể hiện các kỹ thuật nhấn, nhấn luyến. Khi bấm đàn, ngón tay trái luôn thẳng góc với dây đàn, bấm đầu ngón tay và không gãy ngón.
Ngón rung: là ngón tạo độ ngân dài của tiếng đàn và làm tiếng đàn mềm đi ở những âm cao, âm thanh đỡkhô khan, tình cảm hơn. Dây buông cũng rung được bằng cách nhấn nhẹ ở đoạn dây sát dưới trục dây (giữa trục dây và sơn khẩu: sơn khẩu là hàng răng để dây đàn chạy luồn qua, đặt ngay ở đầu cần đàn). Ngón rung có thể ghi trên nốt nhạc hoặc không ghi tùy theo sự diễn tấu của nghệ nhân.

Ngón nhấn: ngón nhấn là bấm và ấn mạnh trên dây đàn làm cho tiếng đàn cao lên, có nhiều cách thực hiện ngón nhấn: a-Các âm không có trong hệ thống cung phím của Ðàn Nguyệt: muốn có âm đó, nghệ nhân phải mượn cung phím có âm thấp hơn âm định đánh, nhấn mạnh ngón tay vào cung phím đó làm dây đàn căng lên một độ nhất định, khi tay phải gảy âm muốn có đó. Cung phím ấy gọi là cung mượn.

b-Các âm có sẵn trong hệ thống cung phím: để phát huy hiệu quả diễn tấu nghệ nhân không bấm vào cung phím chính mà bấm vào cung phím thấp hơn, nhấn lên rồi mới gảy.

Ngón nhấn luyến: là ngón độc đáo của Ðàn Nguyệt nên được sử dụng nhiều, Ðàn Nguyệt với phím đàn cao, phím nầy cách phím kia xa, dây đàn bằng nylông mềm mại và chùng nên dễ dàng sử dụng ngón nhấn luyến. Ngón nhấn luyến tạo cho hai âm nối liền nhau, luyến với nhau nghe mềm mại như tiếng nói với nhiều thanh điệu, tình cảm. Khi đánh ngón nhấn luyến tay phải chỉ gảy một lần, ký hiệu ngón nhấn luyến là mũi tên đi vòng lên hay vòng xuống đặt từ nốt nhấn đến nốt được nhấn tới, có hai cách nhấn luyến:
a- Nhấn luyến lên: nghệ nhân bấm một cung phím nào đó, tay phải gảy dây, tiếng đàn ngân lên, ngón tay trái đang bấm cung phím đó lại nhấn xuống cho dây đàn căng lên nhiều hay ít tùy theo ý muốn của nghệ nhân. Ngón nhấn luyến lên có thể trong vòng từ quãng hai đến quãng bốn. Ðối với những âm ở dưới dọc (cần đàn) xa đầu đàn quãng âm nhấn luyến càng hẹp hơn.
b-Nhấn luyến xuống: nghệ nhân bấm và nhấn dây ở một phím nào đó rồi mới gảy, vừa gảy ngón tay nới dần ra nhưng không nhấc khỏi cung phím để sau khi nghe âm thứ nhất, còn nghe được âm thanh thứ hai thấp hơn âm thứ nhất. Âm thứ hai nầy không do gảy mà do bấm nhấn luyến xuống, đối với âm luyến lên và âm luyến xuống không nên sử dụng liên tục với nhau vì khó đánh chuẩn xác.

Ngón nhún: đây là cách nhấn liên tục trên một cung phím nào đó, nhấn nhiều hay ít, nhanh hoặc chậm tùy theo tính chất tình cảm của đoạn nhạc. Nhấn dài hay ngắn tùy theo trường độ của nốt nhạc, nốt nhấn láy làm cho âm thanh cao lên không quá một cung liền bậc (điệu thức ngũ cung) rồi trở lại độ cao cũ nghe như làn sóng. Ký hiệu nốt nhún: chữ M hoa trên chùm vòng cung đặt trên nốt nhạc.

Ngón nhún là kỹ thuật thường sử dụng ở Ðàn Nguyệt, ngón nhún làm cho âm thanh mềm hơn, tình cảm hơn. Ở những âm cao tiếng Ðàn Nguyệt hơi đanh, khô nên cần sử dụng kỹ thuật ngón nhún cho những nốt có trường độ vừa phải, không ngân dài, chỉ nên từ một đến hai phách với tốc độ vừa phải.
5-Ngón vỗ: thường dùng ngón 1 bấm cung phím, tay phải gảy đàn, khi âm thanh vừa phát lên sử dụng ngón 2 hoặc cả hai ngón 2 và ngón 3 vỗ vào dây trên cùng một cung phím liền bậc ngay ở dưới cần đàn, âm mới nầy sẽ cao hơn âm chính một cung liền bậc (điệu thức ngũ cung). Âm thanh ngón láy nghe gần như tiếng nấc, diễn tả tình cảm xao xuyến. Ký hiệu ngón láy: chữ "M" đặt trên nốt nhạc.

Ngón chụp: tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi âm thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền bậc cao) âm thanh từ cung phím nầy vang lên mà không phải gảy đàn. Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón tay mổ vào cung phím tạo thêm chấn động. Âm luyến nghe yếu nhưng mềm mại, ở những thế bấm cao âm luyến nghe kém vang nên ít được sử dụng. Ký hiệu ngón chụp: dùng dấu luyến giữa các nốt nhạc.
* lên: là bấm vào cung phím có âm thấp hơn và nhấn lên trên.
* xuống: là bấm vào cung phím có âm cao hơn nhã ra vào âm thấp.

Ngón láy rền: là tăng cường động tác của ngón láy cho nhanh và nhiều hơn với sự phối hợp vê dây của tay phải. Ký hiệu ngón láy rền: sử dụng chữ tắt của trille và hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt nhạc (nếu là nốt tròn) hay trên đuôi nốt nhạc.


Ngón giật: là cách nhấn trên dây như ngón nhấn luyến nhưng tính chất âm thanh khác: âm được nhấn tới vừa vang lên liền bị tắt ngay một cách đột ngột, âm thanh tiếng giật nghe như tiếng nấc, diễn tả tình cảm day dứt, thương nhớ. Ký hiệu là dùng ký hiệu của ngón nhấn luyến nhưng nốt nhạc sau phải viết nhỏ và có gạch chéo trên đuôi.

a-Ngón tay trái bấm lên một cung phím, tay phải gảy dây, sau khi phát ra một âm ngón bấm tay trái nhấn mạnh đột ngột làm âm thanh cao lên một độ nào đó.
b-Làm như trên, nhưng sau khi ngón tay trái bấm rồi lại nới ra ngay làm cho âm thanh trở lại như cũ.
Ngón vuốt: ngón vuốt là dùng ngón tay trái vuốt đi lên hay đi xuống theo chiều dọc của dây trong khi tay phải chỉ gảy một lần hay kết hợp với ngón vê hay ngón phi. Ký hiệu của ngón vuốt là dấu gạch nối giữa các nốt nhạc, có 3 loại vuốt:
a-Vuốt lên: vuốt từ âm thấp lên âm cao.
b-Vuốt xuống: vuốt từ âm cao xuống một âm thấp.

c-Vuốt tự do: có 2 cách:
* Vuốt từ một âm chỉ định lên bất cứ âm nào (thường không quá quãng 5)
* Vuốt từ một âm chỉ định xuống bất cứ âm nào(thường chỉ nên vuốt xuống quãng 4)
Vuốt lên âm thanh nghe rõ hơn vuốt xuống, vuốt nhanh âm thanh nghe rõ hơn vuốt chậm
Ngón bật dây: tay trái, ngón trỏ hay ngón giữa bấm vào một cung phím nào đó, kế tiếp dùng tay khác gảy vào dây ở ngay dưới ngón tay đang bấm để phát ra âm thanh.

Bật dây buông: sử dụng bất cứ ngón tay trái nào bật một trong hai dây buông, hay cả hai dây một lúc, ngón bật dây chỉ nên viết trong trường hợp độc tấu, không nên đưa vào bài nhạc có tốc độ nhanh hoặc nốt nhạc ở phách mạnh.

Âm bồi: có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm giữa, âm dưới và nên đánh những âm bồi quãng tám. Cách đánh là sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dâ.y thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay phải gảy dây đó.

6- Vị trí Ðàn Nguyệt trong các Dàn nhạc:

Ở miền Bắc, Ðàn Nguyệt được sử dụng trong Hát Chèo, Hát Chầu Văn, còn ở miền Trung Ðàn Nguyệt gắn bó với Ca Huế và thường gọi là Ðàn Kìm sử dụng trong các dàn nhạc Tài Tử và Cải Lương. Ðàn Nguyệt còn có mặt trong nhiều Dàn nhạc Dân tộc khác như : Dàn nhạc Bát âmDàn nhạc Lễ... khi đệm cho Hát Chầu Văn chỉ cần một cây Ðàn Nguyệt c.ng với hai nhạc khí gõ...

 

Top 3 cây đàn nguyệt cho người mới bắt đầu hoàn hảo nhất.

1. Đàn nguyệt DN59 

Đàn nguyệt DN59 với chất lượng âm thanh đạt chuẩn, sở hữu thiết kế đẹp, kiểu dáng ôm sát người khi trình diễn, phần dây chắc chắn nhưng cũng rất mềm mại, không đau tay, giúp người chơi nhạc 1 cách thoải mái và nhẹ nhàng. Đây cũng là mẫu đàn nguyệt được nhiều người mới học chơi lựa chọn khi học đàn.

 

2. Đàn nguyệt DN129

Đàn nguyệt DN129 với âm thanh đạt chuẩn, hài hòa trong trẻo với độ phóng âm  và âm lượng tốt, phù hợp cho nhu cầu mới học. Cây đàn nguyệt DN129 sẽ giúp bạn phát triển khả năng cảm âm tốt, một yếu tố khá la quan trọng đối với những người mới học chơi. 

 

3. Đàn nguyệt DN198 

Đàn nguyệt DN198 được thiết kế sang trọng, bắt mắm, giá mềm, chất âm tốt, chắc chắn và rất là bền. Phần thùng đàn được thiết kế chắc chắn và âm thanh vang. Đây là cây đàn dành cho ngươi mới học chơi có tài chính. Hoặc dành cho những bạn sử dụng đàn để đi biểu diễn hoặc đi làm.

Ngoài ra các bạn có thể :

Xem thêm các mẫu đàn nguyệt!

G

Nhắn tin!
088.609.4297

Phản hồi từ khách hàng

Khách hàng đến từ ITALIA

Khách hàng đến từ HONG KONG

Chú Cù Minh Quảng

Anh Nhi Yến Nam

Có thể bạn quan tâm