Bạn đang tập đàn nguyệt cực kỳ bế tắc và đang không biết làm thế nào để khơi dậy nguồn động lực khi tập đàn nguyệt cho mình? Bạn xem tất cả những video của thần tượng mình – Đặng Tú Tài, cô Tuyết Tuyết, Trung Lương… , xem rất nhiều bài hướng dẫn hay trên mạng để tìm kiếm động lực cho lần tập đàn nguyệt tiếp theo nhưng đời không như mơ -chỉ sau 10-15 phút tập luyện, bạn không còn hứng thú gì nữa!?!
Nếu bạn đang lâm vào tình cảnh này và bối rối không biết làm sao thì chúc mừng bạn! Bạn không cô độc trên thế giới này 😛 . Tất cả các tay chơi đàn nguyệt hay bất cứ loại nhạc cụ nào trên thế giới – cho dù là thần sầu nhất – thì vẫn sẽ có những lúc lâm vào tình cảnh bế tắc khi tập đàn nguyệt . Đa số các trường hợp này đều bắt nguồn từ một nguyên nhân chính, đó là không biết cách tạo động lực để tập đàn nguyệt hay còn gọi là không biết cách nào để tập đàn nguyệt sao cho hiệu quả. Sau đây là những nguyên nhân chính dẫn đến bạn tập đàn nguyệt không hiệu quả. Hãy tìm hiểu những nguyên nhân này, tìm cách khắc phục chúng và chắc chắn bạn sẽ có động lực hơn khi tập đàn nguyệt đấy!
Phần lớn các bạn tập đàn nguyệt , đặc biệt là những người tự học đàn nguyệt, đều không biết chính xác mình phải tập luyện những thứ gì, theo trình tự nào và vì sao mình lại tập luyện những thứ đó? Điều này dẫn đến một hậu quả đó các bạn lao vào tập theo những bài hướng dẫn trên mạng một cách vô tội vạ mà không biết mình “đang đi đâu về đâu”. Nhất là các bạn lại thường tập rất vội vã, bài này tập chưa xong đã chuyển sang tập bài khác, khiến cho kiến thức chưa lĩnh hội được hết và tập cũng chẳng đâu vào đâu.
Nếu bạn không biết chắc rằng mình cần phải học gì khi chơi đàn nguyệt, không biết được mục đích khi tập đàn nguyệt của mình là gì, thì có một điều chắc chắn đó là bạn sẽ không bao giờ có được cảm hứng để chơi đàn nguyệt. Vì vậy, hãy ngồi xuống và suy ngẫm xem: mục tiêu của bạn khi chơi đàn nguyệt là gì? Sau khi xác định được mục tiêu của mình rồi thì lúc này bạn có thể liệt kê dễ dàng những thứ mình cần học để đến được đích rồi đấy! Dần dần mọi thứ sẽ sáng tỏ và bạn sẽ lại có động lực khi tập đàn nguyệt ngay thôi!
Đa số những bạn tự học đàn nguyệt đều tập luyện không theo một hệ thống nào. Và thật không may là cũng đa số các bạn lại đều không nhận ra điều đó, và vẫn tập luyện theo lối mòn này từng ngày, tháng, thậm chí cả năm trời theo kiểu này. Giống như khi bạn nấu ăn vậy, để tạo được một món ăn ngon cần có đường, muối, ớt,… và các nguyên liệu khác. Nhưng mỗi nguyên liệu cần nhiều hay ít để món ăn đó thật hoàn hảo? Điều này tùy thuộc vào đó là món ăn gì, và chỉ bằng việc tìm hiểu nó thật kỹ mới có thể mang lại cái nhìn chính xác được!
Lấy một ví dụ nhỏ: bài tập nào bạn cũng tập luyện trong khoảng thời gian như nhau! Đây là một cách tập luyện hoàn toàn không đúng. Bởi vì có những bài tập cần 1 tuần để hoàn thành, nhưng có những bài tập cần đến 1 tháng mới có thể nhuần nhuyễn hết những kiến thức trong đó.
Một sai lầm khác đó là các bạn thường chỉ tập những kỹ năng mình thích chứ không tập những kỹ năng mình cần. Chính vì thế mà các bạn tập những bài tập hầu như không theo trình tự và điều này sẽ khiến kỹ năng guitar của các bạn phát triển không đều. Đàn Hương từng gặp rất nhiều bạn chơi cực kỳ ảo diệu nhưng khi bạn ấy đệm hát 1 bài đơn giản thì… thôi rồi, nhịp điệu loạn cả lên!
Chính vì vậy, việc xác định mức độ khó của bài tập và thời lượng tập luyện thế nào cho hợp lý là cực kỳ quan trọng.
Việc lặp đi lặp lại một công việc trong khoảng thời gian dài là một việc cực cực kỳ nhàm chán! Điều này không thể phủ nhận, nhưng đối với thì tập luyện không ngừng là điều kiện tiên quyết! Bạn không khổ luyện, bạn sẽ chẳng đi tới đâu cả! Như chúng tôi đã nêu ở trên, việc tập luyện có khoa học sẽ mang lại hiệu quả cao và sẽ khiến bạn lên tay rất nhanh, điều này sẽ khiến việc tập luyện không còn là nỗi ám ảnh của bạn nữa. Càng tập bạn sẽ càng cảm thấy mình càng có nhiều cảm hứng và càng sáng tạo hơn, và đương nhiên – yêu câu đàn nguyệt hơn. Dần dần bạn sẽ thấy được rằng việc tập luyện đàn nguyệt là để nâng cao kỹ năng và thỏa sức sáng tạo âm nhạc theo ý thích của mình, chứ không đơn thuần là những bài tập nhàm chán mà bạn phải thực hiện hằng ngày.
Nếu bạn muốn trở thành một tay chơi đàn nguyệt xuất sắc, thì có một điều bạn phải xác định ngay từ đầu đó là bạn phải mất nhiều năm, có khi lên đến cả chục năm để đạt được ước mơ của mình. Vì vậy, xác định mục tiêu cuối cùng mình muốn vươn đến là gì và con đường để vươn đến tầm cỡ đó là một điều cực kỳ quan trọng. Một khi đã xác định được những điều trên, thì bạn hãy dựa vào đó để vạch ra kế hoạch tập luyện cho mình. Bất kỳ khi nào bạn có hiện tượng xao nhãng hay cảm thấy mất phương hướng, hãy nhìn lại những gì mình đã vạch ra ngay từ đầu, để không bị lún quá sâu vào những bài tập khác không liên quan đến mục tiêu của mình.
Giả sử cho rằng bạn đã biết được phương pháp tập luyện nào là hiệu quả nhất, và áp dụng phương pháp đó vào quá trình tập luyện, thì sự hiệu quả không đến ngay tức thì. Có rất nhiều người chơi đàn nguyệt từ bỏ phương pháp tập luyện của mình chỉ sau một vài ngày vì… không thấy nó mang lại hiệu quả. Điều này là một sự hiểu lầm cực kỳ tai hại về sự hiệu quả của phương pháp tập luyện. Khoảng thời gian vài ngày là hoàn toàn không đủ để bạn lĩnh hội và phát huy được hết phương pháp tập luyện mới, cũng như không đủ để bạn kết luận rằng phương pháp này có hiệu quả hay không. Giống như khi bạn xem một bộ phim, đoạn đầu nó khá nhàm chán, lập tức bạn tua đến đoạn cuối, và rồi kết luận nó quá dở, trong khi bạn bỏ qua phần hay nhất của bộ phim- đoạn giữa. Chính vì thế, hãy cho mình thời gian, kiên nhẫn tập luyện, sau đó hãy đi đến kết luận bạn nhé!
“An amateur practices until he gets it right. A professional practices until he can’t get it wrong!”
Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là:
“Một tay mơ tập luyện cho đến khi anh ta chơi đúng. Còn một chuyên gia tập luyện cho đến khi không thể mắc sai lầm nữa!”.
Tập luyện là nguồn gốc cho mọi sự tinh túy và thăng hoa, nhất là trong âm nhạc, trong đàn nguyệt. Vì thế, hãy thay đổi thái độ và phương pháp tập luyện ngay từ bây giờ để tạo thêm động lực tập luyện đàn nguyệt bạn nhé! Chúc bạn thành công!
Đàn nguyệt DN59 với chất lượng âm thanh đạt chuẩn, sở hữu thiết kế đẹp, kiểu dáng ôm sát người khi trình diễn, phần dây chắc chắn nhưng cũng rất mềm mại, không đau tay, giúp người chơi nhạc 1 cách thoải mái và nhẹ nhàng. Đây cũng là mẫu đàn nguyệt được nhiều người mới học chơi lựa chọn khi học đàn.
Đàn nguyệt DN129 với âm thanh đạt chuẩn, hài hòa trong trẻo với độ phóng âm và âm lượng tốt, phù hợp cho nhu cầu mới học. Cây đàn nguyệt DN129 sẽ giúp bạn phát triển khả năng cảm âm tốt, một yếu tố khá la quan trọng đối với những người mới học chơi.
Đàn nguyệt DN198 được thiết kế sang trọng, bắt mắm, giá mềm, chất âm tốt, chắc chắn và rất là bền. Phần thùng đàn được thiết kế chắc chắn và âm thanh vang. Đây là cây đàn dành cho ngươi mới học chơi có tài chính. Hoặc dành cho những bạn sử dụng đàn để đi biểu diễn hoặc đi làm.
Ngoài ra các bạn có thể :