088.609.4297
Uy Tín - Tận Tâm - Chất Lượng

Tự học chơi đàn nguyệt hiệu quả tại nhà

 

1. Giới thiệu về đàn nguyệt

Đàn nguyệt (nguyệt cầm), trong miền Nam còn gọi là đờn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt”. Theo sách xưa, đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ XVIII.

Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt”. Theo sách xưa, đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ XVIII.

Đàn Nguyệt là cây đàn rất phổ biến dùng để độc tấu, hòa tấu với nhiều ngón chơi độc đáo như ngón nhấn, ngón vê, ngón luyến… Màu âm đàn Nguyệt tươi sáng, rộn ràng, tình cảm, đa dạng trong diễn tả các trạng thái cảm xúc âm nhạc. Đàn Nguyệt được sử dụng trong hát Chèo, Chầu Văn, Ca Huế, Đờn Ca Tài Tử và Cải Lương…

 

2. Đàn nguyệt có những bộ phận chính như sau:

– Bầu vang: Bộ phận hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30 cm, thành bầu 6 cm. Nền mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây. Bầu vang không có lỗ thoát âm.

– Cần đàn (hay dọc đàn): làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn 8-11 phím đàn, trước đây chỉ gắn 8 phím (nay những người chơi nhạc tài tử Nam bộ vẫn thường dùng đàn 8 phím). Những phím này khá cao, nằm xa nhau với khoảng cách không đều nhau.

– Đầu đàn: hình lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên hai trục.

– Dây đàn: có 2 dây, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay thường làm bằng dây nilon. Tuy có 4 trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một dây to một dây nhỏ). Cách chỉnh dây thay đổi tùy theo người sử dụng. Có khi 2 dây cách nhau quãng 4 đúng, có khi cách quãng năm đúng hoặc quãng bảy hay quãng tám đúng. Song cách thông dụng nhất vẫn là lên dây theo quãng năm đúng. Đàn nguyệt là nhạc cụ khảy dây, được dùng thường xuyên trong ban nhạc chầu văn, tài tử, phường bát âm và trong nhiều dàn nhạc dân tộc khác.

 

3. HƯỚNG DẪN LÊN DÂY LÊN NỐT CHO ĐÀN NGUYỆT

3 kiểu lên dây chính của đàn nguyệt gồm có:
•    Dây Bắc : Dây trầm cách dây cao một quãng 5 đúng (Fà-Đô). Dây bắc thích hợp với âm nhạc vui tươi, hùng tráng.
•    Dây Oán : Dây trầm cách dây cao một quãng 4 đúng (Sòn-Đô). Dây oán thích hợp với âm nhạc nghiêm trang, sâu lắng.
•    Dây Tố Lan : Dây trầm cách dây cao một quãng 7 thứ (Rề-Đô). Dây tố lan thích hợp với âm nhạc dịu dàng, mềm mại.

 

3.1 Hiểu về các ký hiệu của tunner

Tunner của chúng ta thường có các ký hiệu là A – B – C – D – E – F – G. Vậy các ký hiệu này có ý nghĩa là gì?

•    Nốt (Fa)  kí hiệu (F).

•    Nốt (Si) kí hiệu là  (B).

•    Nốt  (Sol) kí hiệu là (G).

•    Nốt (Rê) kí hiệu là (D).

•    Nốt (La) kí hiệu (A).

•    Nốt (Mì) kí hiệu (E).

•    Nốt (Đồ) kí hiệu (C).

 

3.2 Dây Bắc hay còn gọi là dây quãng 5

Khi lên dây chúng ta sẽ lên dây buông bên trên là phà và dây buông bên dưới là đồ. tương ứng trên tuner sẽ là dây trên là F, dây dưới là C.

 

3.3    Dây Oán hay còn gọi là dây quãng 4

Khi lên dây chúng ta sẽ lên dây buông bên trên là "Sol" và dây buông bên dưới là "đồ". tương ứng trên tuner sẽ là dây trên là G, dây dưới là C.

Đây là cách lên theo cô tuyết tuyết. Cũng có những nghệ sĩ họ lên dây là rề - son âm buông. 

 

3.4 Dây tố lan hay còn gọi là dây quãng 7

Khi lên dây chúng ta sẽ lên dây buông bên trên là "Rề" và dây buông bên dưới là "đồ". tương ứng trên tuner sẽ là dây trên là D, dây dưới là C.

 

4. Các kỹ thuật cơ bản của Đàn Nguyệt

Bạn có thể tham khảo video tại mục 4.3 bên dưới  nếu thấy khó hiểu nhé!

4.1 Một số kỹ thuật sử dụng tay phải trong đàn nguyệt như sau:

– Ngón phi: lối đánh cổ truyền, không dùng miếng khảy mà sử dụng những ngón tay vẩy liên tiếp nhanh trên dây đàn, hiện quả âm thanh gần giống như ngón vê. Ngón phi có hai cách diễn:

+ Phi lên: thường sử dụng trên một dây đàn, bắt đầu từ ngón út rồi lần lượt những ngón khác hất vào dây đàn.

+ Phi xuống: sử dụng trên cả 1 dây đàn hoặc trên cả 2 dây. Phi xuống là vẫy nhanh các ngón tay vào dây đàn, bắt đầu từ ngón út (có khi bắt đầu từ ngón trỏ) rồi lần lượt những ngón khác khảy dây đàn.
Khi biểu diễn ngón phi người ta dùng 4 ngón tay (không sử dụng ngón tay cái). Nếu đánh bằng miếng khảy đàn họ chỉ sử dụng 3 ngón vì ngón cái và ngón trỏ phải giữ miếng khảy.

– Ngón vê: khảy liên tiếp trên dây đàn. Kỹ thuật này thường dùng trong nhạc hát văn. Cách vê có thể bằng móng tay hay miếng khảy, vê 1 dây hoặc 2 dây đều được.

– Ngón gõ: dùng những ngón tay phải gõ vào mặt đàn, mục đích để báo hiệu cho hát, cho các nhạc khí khác hòa tấu hoặc điểm giữa những nhạc cụ, đoạn nhạc hay những lúc các nhạc cụ khác ngưng hoạt động.

– Bịt: làm âm thanh vừa vang lên liền tắt đột ngột. Kỹ thuật sử dụng tay trái trong đàn nguyệt gồm có 12 cách: ngón rung, ngón nhấn, ngón nhấn luyến, nhấn luyến, ngón láy, ngón láy rền và ngón láy giật. Trước đây người ta ít sử dụng ngón vuốt, nhưng ngày nay có thể xem nó là kỹ thuật số 9 của tay trái. Kế tiếp là ngón bật dây, âm bội và đánh chồng âm (hợp âm).

 

4.2 Một số kỹ thuật sử dụng tay trái trong đàn nguyệt như sau:

Ngón rung : Là ngón tạo độ ngân dài của tiếng đàn và làm tiếng đàn mềm đi ở những âm cao, âm thanh đỡ khô khan, tình cảm hơn. Dây buông cũng rung được bằng cách nhấn nhẹ ở đoạn dây sát dưới trục dây (giữa trục dây và sơn khẩu : sơn khẩu là hàng răng để dây đàn chạy luồn qua, đặt ngay ở đầu cần đàn). Ngón rung có thể ghi trên nốt nhạc hoặc không ghi tùy theo sự diễn tấu của nghệ sĩ.
Ngón nhấn : Ngón nhấn là bấm và ấn mạnh trên dây đàn làm cho tiếng đàn cao lên, có nhiều cách thực hiện ngón nhấn
- Các âm không có trong hệ thống cung phím của Ðàn Nguyệt : muốn có âm đó, nghệ sĩ phải mượn cung phím có âm thấp hơn âm định đánh, nhấn mạnh ngón tay vào cung phím đó làm dây đàn căng lên một độ nhất định, khi tay phải gảy âm muốn có đó. Cung phím ấy gọi là cung mượn.
- Các âm có sẵn trong hệ thống cung phím : để phát huy hiệu quả diễn tấu bạn không bấm vào cung phím chính mà bấm vào cung phím thấp hơn, nhấn lên rồi mới gảy. 
Ngón nhấn luyến : là ngón độc đáo của Ðàn Nguyệt nên được sử dụng nhiều, Ðàn Nguyệt với phím đàn cao, phím này cách phím kia xa, dây đàn bằng nylông mềm mại và chùng nên dễ dàng sử dụng ngón nhấn luyến. Ngón nhấn luyến tạo cho hai âm nối liền nhau, luyến với nhau nghe mềm mại như tiếng nói với nhiều thanh điệu, tình cảm. Khi đánh ngón nhấn luyến tay phải chỉ gảy một lần, ký hiệu ngón nhấn luyến là mũi tên đi vòng lên hay vòng xuống đặt từ nốt nhấn đến nốt được nhấn tới. Có hai cách nhấn luyến 
- Nhấn luyến lên : nghệ sĩ bấm một cung phím nào đó, tay phải gảy dây, tiếng đàn ngân lên, ngón tay trái đang bấm cung phím đó lại nhấn xuống cho dây đàn căng lên nhiều hay ít tùy theo ý muốn của nghệ sĩ. Ngón nhấn luyến lên có thể trong vòng từ quãng hai đến quãng bốn. Ðối với những âm ở dưới cần đàn xa đầu đàn quãng âm nhấn luyến càng hẹp hơn. 
- Nhấn luyến xuống : nghệ sĩ bấm và nhấn dây ở một phím nào đó rồi mới gảy, vừa gảy ngón tay nới dần ra nhưng không nhấc khỏi cung phím để sau khi nghe âm thứ nhất, còn nghe được âm thanh thứ hai thấp hơn âm thứ nhất. Âm thứ hai không do gảy mà do bấm nhấn luyến xuống, đối với âm luyến lên và âm luyến xuống không nên sử dụng liên tục với nhau vì khó đánh chuẩn xác. 
Ngón nhún
Đây là cách nhấn liên tục trên một cung phím nào đó, nhấn nhiều hay ít, nhanh hoặc chậm tùy theo tính chất tình cảm của đoạn nhạc. Nhấn dài hay ngắn tùy theo trường độ của nốt nhạc, nốt nhấn láy làm cho âm thanh cao lên không quá một cung liền bậc (điệu thức ngũ cung) rồi trở lại độ cao cũ nghe như làn sóng. Ký hiệu nốt nhún chữ M hoa trên chùm vòng cung đặt trên nốt nhạc.
Ngón nhún là kỹ thuật thường sử dụng ở Ðàn Nguyệt, ngón nhún làm cho âm thanh mềm hơn, tình cảm hơn. Ở những âm cao tiếng Ðàn Nguyệt hơi đanh, khô nên cần sử dụng kỹ thuật ngón nhún cho những nốt có trường độ vừa phải, không ngân dài, chỉ nên từ một đến hai phách với tốc độ vừa phải. 
Ngón vỗ : Thường dùng ngón 1 bấm cung phím, tay phải gảy đàn, khi âm thanh vừa phát lên sử dụng ngón 2 hoặc cả hai ngón 2 và ngón 3 vỗ vào dây trên cùng một cung phím liền bậc ngay ở dưới cần đàn, âm mới sẽ cao hơn âm chính một cung liền bậc (điệu thức ngũ cung). Âm thanh ngón láy nghe gần như tiếng nấc, diễn tả tình cảm xao xuyến. Ký hiệu ngón láy chữ "M" đặt trên nốt nhạc. 
Ngón chụp : Tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi âm thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền bậc cao) âm thanh từ cung phím này vang lên mà không phải gảy đàn. Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón tay mổ vào cung phím tạo thêm chấn động. Âm luyến nghe yếu nhưng mềm mại, ở những thế bấm cao âm luyến nghe kém vang nên ít được sử dụng. Ký hiệu ngón chụp dùng dấu luyến giữa các nốt nhạc.
Ngón láy rền : Là tăng cường động tác của ngón láy cho nhanh và nhiều hơn với sự phối hợp vê dây của tay phải. Ký hiệu ngón láy rền sử dụng chữ tắt của trille và hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt nhạc (nếu là nốt tròn) hay trên đuôi nốt nhạc.
Ngón giật: Ngón giật là cách nhấn trên dây như ngón nhấn luyến nhưng tính chất âm thanh khác : âm được nhấn tới vừa vang lên liền bị tắt ngay một cách đột ngột, âm thanh tiếng giật nghe như tiếng nấc, diễn tả tình cảm day dứt, thương nhớ. Ký hiệu là dùng ký hiệu của ngón nhấn luyến nhưng nốt nhạc sau phải viết nhỏ và có gạch chéo trên đuôi. 
- Ngón tay trái bấm lên một cung phím, tay phải gảy dây, sau khi phát ra một âm ngón bấm tay trái nhấn mạnh đột ngột làm âm thanh cao lên một độ nào đó. 
- Làm như trên, nhưng sau khi ngón tay trái bấm rồi lại nới ra ngay làm cho âm thanh trở lại như cũ.
Ngón vuốt : Ngón vuốt là dùng ngón tay trái vuốt đi lên hay đi xuống theo chiều dọc của dây trong khi tay phải chỉ gảy một lần hay kết hợp với ngón vê hay ngón phi. Ký hiệu của ngón vuốt là dấu gạch nối giữa các nốt nhạc. Có 3 loại vuốt 
Vuốt lên : vuốt từ âm thấp lên âm cao. 
Vuốt xuống : vuốt từ âm cao xuống một âm thấp.
Vuốt tự do : có 2 cách
- Vuốt từ một âm chỉ định lên bất cứ âm nào (thường không quá quãng 5)
- Vuốt từ một âm chỉ định xuống bất cứ âm nào (thường chỉ nên vuốt xuống quãng 4) 
- Vuốt lên âm thanh nghe rõ hơn vuốt xuống, vuốt nhanh âm thanh nghe rõ hơn vuốt chậm 
Ngón bật dây
Tay trái, ngón trỏ hay ngón giữa bấm vào một cung phím nào đó, kế tiếp dùng tay khác gảy vào dây ở ngay dưới ngón tay đang bấm để phát ra âm thanh.
Bật dây buông : sử dụng bất cứ ngón tay trái nào bật một trong hai dây buông, hay cả hai dây một lúc, ngón bật dây chỉ nên viết trong trường hợp độc tấu, không nên đưa vào bài nhạc có tốc độ nhanh hoặc nốt nhạc ở phách mạnh.
Âm bồi : có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm giữa, âm dưới và nên đánh những âm bồi quãng tám. Cách đánh là sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay phải gảy dây đó.

Để Có thể hiểu sâu hơn về các kỹ thuật đàn nguyệt cũng như cách lên dây mời các bạn truy cập vào đường dẫn bên dưới:

Lưu ý: link này chỉ sử dụng đối với các bạn đã mua đàn tại nhạc cụ Đàn Hương. Các bạn truy cập vui lòng nhập số điện thoại đã mua hàng để có thể truy cập vào xem nhé! Còn nếu có thắc mắc gì hãy chat với chúng tôi nhé!

Bạn cần tư vấn chọn loại đàn nào phù hợp thì liên hệ bên mình nhé!

Hotline: 088.609.4297.

Zalo: 088.609.4297.

Các dòng đàn nguyệt: http://nhaccudanhuong.com/cua-hang/dan-nguyet

Hoặc đăng ký form bên dưới để bên mình chủ động tư vấn nhé!

G

Nhắn tin!
088.609.4297

Phản hồi từ khách hàng

Khách hàng đến từ ITALIA

Khách hàng đến từ HONG KONG

Chú Cù Minh Quảng

Anh Nhi Yến Nam

Có thể bạn quan tâm