Cũng như đàn Đoản, đàn Đáy…, để chơi được đàn Nguyệt, người chơi cần có kiến thức căn bản về kỹ thuật chơi. Và trong bài viết này, Xưởng Đàn Hương xin giới thiệu với các bạn Kỹ thuật chơi đàn nguyệt.
1. Tư thế đàn
1- Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu
2- Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt ngang tầm tay
3- Đứng: đàn được đeo vào vai bằng dây, nghệ nhân đàn với tư thế đứng.
1. Kỹ thuật tay trái: có ngón vê, ngón vuốt, ngón nhấn, ngón láy, đánh chồng âm. Đàn Nguyệt có khả năng diễn tấu nhanh, rất linh hoạt.
2. Kỹ thuật tay phải: nghệ nhân để móng tay dài, sử dụng ngón cái và ngón trỏ để gảy, hiện nay phổ biến nhất là sử dụng miếng gảy.
Ngón gảy: là dùng miếng gảy đánh vào dây từ trên xuống, ký hiệu là chữ U ngược.
Ngón hất: là sử dụng miếng gảy hất từ dưới lên, ký hiệu chữ V.
Ví dụ: (160-3)
Ngón vê: dùng miếng gảy đánh xuống và hất lên lien tục, nhanh và đều, ký hiệu gạch 3 chéo ở đuôi nốt. Vê làm cho tiếng đàn vang đều từ đầu đến hết độ ngân của nốt nhạc, làm cho nốt nhạc thêm sinh động, giàu sức biểu hiện, đực sử dụng rất nhiều.
Ngón nhấn: tạo cho hai âm nối liền nhau, luyến với nhau nghe mềm mại như tiếng nói với nhiều thanh điệu, tình cảm. Khi đánh ngón tay phải chỉ gảy một lần, ký hiệu ngón nhấn là mũi tên đi vòng lên hay vòng xuống đặt từ nốt nhấn đến nốt được nhấn tới.
Ví dụ: (163-10)
Ngón láy: còn gọi là ngón vỗ, thường dung ngón 1 bấm cug pím, tay phải gảy đàn, khi âm thanh vừa phát lên sử dụng ngón 2 hoặc cả hai ngón 2 và ngón 3 vỗ vào dây trên cùng một cung phím liền bậc ở ngay dưới cần đàn, âm mới này sẽ cao hơn âm chính một cung liền bậc (điệu thức ngũ cung). Âm thanh ngón láy nghe gần như tiếng nắc, diễn tả tình cảm xao xuyến.
Ngón láy rền: là tang cường động tác của ngón láy cho nhanh và nhiều hơn với sự phối hợp vê dây của tay phải, sử dụng chữ tắt của Trille và hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt nhạc (nếu là nốt tròn) hay trên đuôi nốt nhạc.
Ví dụ: (165-6)
Ngón vuốt: là cách vuốt dây của tay trái trong khi tay phải không gảy, không vê, không phi, âm thanh các ngón vuốt xuống phát ra nhỏ, yếu nhưng không thể dung trong hòa tấu. Do vậy các âm vuốt thường xen kẽ với các âm gảy, vê hay phi để có thể thừa hưởng dư âm của các âm ấy. Ký hiệu ngón Vuốt là dùng gạch nối giữa hai nốt.
Ví dụ: (166-7)
Vuốt có vê: dùng gạch nối giữa hai nốt đồng thời gạch hai gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc dưới nốt.
Ví dụ: (167-8)
Chồng âm - Hợp âm của đàn Nguyệt rất thuận lợi, đặc biệt những thế bấm phím dưới cần đàn. Đàn có phím nên có thể đánh được nhiều kiểu chồng âm, hợp âm, nếu đàn bằng miếng gảy đánh được cùng một lúc trên các dây cách nhau. Khi viết chồng âm, hợp âm cho đàn Nguyệt nên tận dụng.
Ví dụ: (168-11)
Chồng âm có vê: Ví dụ: (169-12)
Đàn Nguyệt thường được tham gia trong Phường bát âm, dàn nhạc sân khấu Tuồng, Cải Lương, ngày nay đàn nguyệt đã được đưa vào dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu.