088.609.4297
Uy Tín - Tận Tâm - Chất Lượng

Bí quyết để có một cuộc sống về hưu không hề buồn chán

Chắc hẳn là khi đến tuổi về hưu nhiều người sẽ cảm thấy hụt hẫng và vô cùng chán nản với cuộc sống thường nhật, bởi họ đã quen với việc phải dậy đúng giờ đi làm và sinh hoạt trên cơ quan, tiếp xúc với đồng nghiệp với khách hàng. Vậy là cuộc sống thay đổi 180 độ khi tuổi về hưu chợt đến. Hằng ngày ngoài việc ăn, ngủ, xem ti vi, loanh quanh việc nhà là hết ngày, không tìm thấy niềm vui nào khác. Dưới đây là một vài gợi ý nho nhỏ cho các bác khi đang bước vào giai đoạn về hưu.

Bài viết này , đàn Hương sẽ chia sẻ với bạn một số những điều cần làm sau khi bạn về hưu.  Điều đầu tiên là sau khi thức dậy chúng ta nên tập thể dục, sau đó là có một chế độ ăn uống khoa học, sống có mục đích bằng cách tìm những thú vui cho riêng mình như chơi một nhạc cụ nào đó ví dụ như đàn bầu, duy trì mối quan hệ xã hội bằng cách tham gia các câu lạc bộ dành cho những người về hưu hay tụ tập tán gẫu cùng với mấy người bạn hàng xóm… những điều nhỏ nhoi sẽ giúp chuỗi ngày nghỉ hưu không tẻ nhạt, cô đơn.

Hãy tưởng tượng, bạn thức dậy trong ngày đầu tiên sau khi về hưu với cảm giác trống rỗng và tự hỏi "Bây giờ mình sẽ làm gì đây?" Câu trả lời dành cho bạn là: "Có rất nhiều điều bạn có thể làm để ngày càng hạnh phúc và minh mẫn hơn".

Hãy tập luyện để giữ phong độ

Việc tập luyện đều đặn bằng cách đi bộ, chạy bộ , tập yoga hay thiền để giúp duy trì sự nhanh nhẹn của cơ thể, tăng sức cơ, giảm tích lũy mỡ, kiểm soát cảm xúc và phòng ngừa một số bệnh mạn tính không lây, như loãng xương, các bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu và một số bệnh ung thư. Hãy lựa chọn những hình thức tập luyện phù hợp với sở thích của mình để tránh gây nhàm chán hay phù hợp với thể trạng của mình.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, thời gian tập luyện trung bình của người về hưu là 150–300 phút mỗi tuần, nên chọn loại hình tập luyện phù hợp với thế trạng, tình trạng sức khỏe.

Ăn uống khoa học để khỏe mạnh

Để giữ được dáng vóc cân đối và khỏe mạnh, người già nên ăn ít hơn lúc chưa về hưu. Ưu tiên ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Chủ động giảm ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, chất béo và muối khi chế biến các món ăn. Chỉ nên dùng dưới 20g đường mỗi ngày. Hạn chế rượu, bia, thuốc lá.

Ngoài ra người cao tuổi cũng nên dùng một đến hai ly sữa mỗi ngày. Nên chọn loại sữa có các dưỡng chất hỗ trợ cho các vấn đề sức khỏe thường gặp ở tuổi về hưu. Cụ thể là có cholin hỗ trợ hoạt động não bộ; MUFA-PUFA tốt cho tim mạch; bifidobacterium lactis và chất xơ giúp giảm táo bón; bộ 3 dưỡng chất phòng chống loãng xương là canxi, vitamin D3, vitamin K2; cordycepin chiết xuất từ đông trùng hạ thảo, là một hoạt chất thời thượng được chứng minh có tác dụng tăng cường sức đề kháng và tham gia điều hòa hoạt động chuyển hóa đường và chất béo trong cơ thể.

Dùng ngũ cốc - lương thực (gạo, nếp) nguyên hạt và tăng cường sử dụng đậu nành hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước (1,5-2 lít mỗi ngày).

Sống có mục đích

Làm công việc bán thời gian, tham gia một nhóm từ thiện chăm sóc cho người già neo đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật, hỗ trợ các con chăm sóc cháu... sẽ thêm sắc màu cho cuộc sống. Bên cạnh đó, ứng phó với các tình huống bất ngờ xảy đến qua các công việc này sẽ giúp người cao tuổi thêm tinh anh, minh mẫn hơn.

Du lịch cũng là một lựa chọn tuyệt vời dành cho người trong độ tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, cần cẩn trọng vấn đề sức khỏe. Người cao tuổi nên ghi nhớ mang theo đầy đủ thuốc và dụng cụ y tế, và tham khảo ý kiến bác sĩ khi đi du lịch. Nên du lịch theo nhóm cùng người thân hoặc bạn bè để có thể hỗ trợ lẫn nhau khi cần.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương lưu ý nếu muốn du lịch, người cao tuổi nên du lịch theo nhóm để dễ hỗ trợ lẫn nhau khi cần.

Duy trì các mối quan hệ xã hội

Nhắn tin, trò chuyện với các đồng nghiệp cũ, hẹn uống cà phê với nhóm bạn thân thời trung học, đi bộ theo nhóm... sẽ giúp người cao tuổi duy trì bền vững các mối quan hệ xã hội. Điều này không chỉ giảm cảm giác cô đơn mà còn giúp người già thêm nhanh nhẹn, hoạt bát và tươi trẻ. 

Không nuông chiều bản thân

Đôi khi người cao tuổi sẽ nghĩ "về hưu rồi thì phải thế chứ" để biện luận cho sự chậm trễ của bản thân với những kế hoạch tích cực hoặc sự dễ dãi quá độ trong ăn uống, ngủ nghỉ... Sự nuông chiều bản thân sẽ làm họ mau lão hóa và dần mất đi những suy nghĩ tích cực.  

Chủng ngừa và khám sức khỏe định kỳ

Đừng quên tiêm vắc xin ngừa bệnh cúm và bệnh viêm phổi, đây là một trong những cách giúp người cao tuổi giảm số lần đi gặp bác sĩ trong năm.

Bên cạnh đó, hãy kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, điều trị bệnh đúng và sớm sẽ giúp người già tránh được sự tàn phá cơ thể do bệnh tật và thuốc.

Chơi nhạc cụ dân tộc - Đàn bầu

Bên cạnh đó hãy thử chơi một môn nhạc cụ ví dụ như đàn bầu rất phù hợp với những người cao tuổi về hưu. Thứ nhất, khi bắt đầu học chúng ta phải dành nhiều thời gian tìm hiểu về đàn, cách lên dây, lên nốt, phải nghiên cứu tìm hiểu qua sách qua Youtube điều này sẽ kích thích não bộ khiến cho các cơ quan được vận động đặc biệt các khớp tay sẽ được di chuyển 1 cách linh hoạt tránh được một số bệnh về khớp. Tiếp theo, khi dành thời gian chơi đàn bầu chúng ta sẽ mất khá nhiều thời gian để có thể chơi được, tạo cảm giác tò mò và hưng phấn mà như trước không biết nên làm gì để một ngày có thể trôi qua dễ dàng. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu âm nhạc có thể tăng cảm xúc khiến cho người về hưu có thể giảm stress, có thể kéo dài tuổi thọ mà không hề sợ bị cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng. Người cao tuổi thường mang trong mình cảm giác hay bị cô đơn khi con cái hoặc cháu chắt ít có có thời gian bên cạnh nói chuyện, chăm sóc do bộn bề cuộc sống, khi không phải người bạn đời nào cũng thấu hiểu hết cảm xúc của nhau thì cây đàn bầu có thể đóng góp một phần nào đó làm vơi đi trạng thái của người cao tuổi lúc này. Khi âm đàn bầu cất lên, trong một khoảng nào đó, ký ức tuổi trẻ như hiện về đặc biệt những ai tuổi trẻ đã từng chơi đàn bầu

Dân gian có câu thơ:

" Làm thân con gái, chớ nghe đàn bầu"

Bởi lẽ tiếng đàn bầu nghe não lòng lắm, da diết lắm nhưng ai đã mê tiếng đàn rồi thì nghe một lần thì không thể không quên được, nó khắc sâu vào tâm trí người nghe, người chơi.

 

Bạn cần tư vấn chọn loại đàn bầu nào phù hợp thì liên hệ bên mình nhé!
Hotline: 088.609.4297.
Zalo: 088.609.4297.
Website: https://xuongdancuong.com

G

Nhắn tin!
088.609.4297

Phản hồi từ khách hàng

Khách hàng đến từ ITALIA

Khách hàng đến từ HONG KONG

Chú Cù Minh Quảng

Anh Nhi Yến Nam

Có thể bạn quan tâm