088.609.4297
Uy Tín - Tận Tâm - Chất Lượng

Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Từ xa xưa cho đến tận bây giờ đất nước Việt Nam với truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc văn tộc mà qua mỗi đời thế hệ cũng không thể nào mai một và phai dần theo năm tháng. Ông cha ta luôn luôn gìn giữ và tiếp tục phát huy những truyền thống văn hóa đó cho đến tận ngày nay để những tiết mục trình diễn có cơ hội được thế giới biết đến và đón nhận. Những nghệ nhân có nhiều cơ hội giao lưu với các nghệ sĩ khác và mang nền âm nhạc nhạc cụ dân tộc để quảng bá, giới thiệu về con người cũng như đất nước Việt Nam

1. Các loại nhạc cụ truyền thống Việt Nam:

Việt Nam là nước có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam. Tổng cộng có đến vài trǎm loại nhạc cụ khác nhau. Dưới đây là những nhạc cụ tiêu biểu nhất của người Việt.

  • Đàn bầu

Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm, là loại đàn một dây của người Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy ( làm bằng sừng trâu). Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

  • Đàn tranh 

Đàn tranh hay đàn thập lục có tên chữ Nôm: 彈箏, chữ Hán: 古箏: cổ tranh; Bính âm:Gǔzhēng. Đây là nhạc cụ đân tộc của người phương Đông, xuất xứ từ Trung Quốc. Đàn tranh thuộc ho dây, chi gảy. Đàn còn được gọi là đàn thập lục do đặc điểm có 16 dây. Ngày nay được cải thiến thành 25 dây. Ngón chơi truyền thống của đàn tranh là các quãng tám rải hoặc chập. Ngón đặc trưng nhất là vuốt trên những dây và gảy dây. Đàn tranh được sử dụng để độc tốc, hòa tấu, đệm cho người hát. Loại đàn này cũng được chơi trong nhiều loại âm nhạc như những dàn nhạc dân ca, kết hợp cũng với các ca khúc của C-pop

 

 

  • Đàn nguyệt (đàn kìm)

Đàn nguyệt tức nguyệt cầm, trong Nam còn gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như Mặt Trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt”. Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây[cần dẫn chứng]. Sách của Phạm Đình Hổ thì ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18.

 

  • Đàn nhị (đàn cò)

Đàn nhị (ở miền nam Việt Nam gọi là đàn cò) là nhạc cụ có cung vĩ, xuất hiện từ lâu ở Việt Nam. Ngoài người Kinh, nhiều dân tộc khác cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giáy, H’Mông…). Họ gọi đàn nhị bằng cái tên khác nhau.

  • Đàn tỳ bà

Đàn Tỳ Bà là tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người phương Đông, qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa khác nhau tùy theo từng vùng hoặc từng quốc gia. Tỳ Bà đã xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa với tên gọi PiPa, ở Nhật Bản là Biwa, ở Triều Tiên là Bipa.

2. Làng nghề Đào Xá - Làng nghề nhạc cụ dân tộc truyền thống

Nếu bạn là người ưa thích âm nhạc hay tò mò về cách mà tạo ra nhạc cụ dân tộc, một công việc không chỉ cần đến đôi tay tài hoa mà quan trọng là kha năng nghệ sĩ hãy đến với làng nghề Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đặc biệt chuyên sản xuất ra các loại nhạc cụ để gặp Bác Soạn và Anh Dương Đình Hương một trong những nghệ nhân trẻ tuổi nhất của làng nghề. 

Mới chỉ vừa mới đặt chân đến đầu làng nghề thôi nhưng ai cũng cảm nhận được cả âm thanh lẫn mùi hương đặc trưng của những cây gỗ được những nghệ nhân trong làng phơi khô giữa những cái nắng chói chang của trưa hè. Mới chỉ nhìn đến đây thôi, chắc hẳn ai cũng cảm nhận được cái gì đó nao nao, chuỗi những cảm xúc tuổi thơ như ùa về trong chính mỗi người. Nhớ những trưa nắng phơi lúa các bà, các mẹ, nhớ những trưa hè oi bức trốn mẹ trốn bà đi chơi không chịu ngủ. Tất cả như hiện về, mới đây thôi cảnh vật xung quanh làng quê thật yên bình, thanh tịnh đến lạ gợi cảm giác những người con xa xứ không khỏi nguôi nhớ về quê hương chùm khế ngọt - nơi chôn nhau cắt rốn.

Được biết, Bác Đào Soạn là người duy nhất ở Việt Nam được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian cấp quốc gia trong lĩnh vực làng nghề truyền thống và danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú của TP. Hà Nội. Với 40 năm gắn liền với những nhạc cụ, hơn ai hết bác là người hiểu rõ nhất về những thăng trầm của làng nghề. Bác chia sẻ: Nghề làm nhạc cụ dân tộc không yêu cầu sức khỏe nhưng về mặt kỹ thuật tỉ mẩn lại phải nắm rất rõ. Theo lời bác Soạn, nghề làm nhạc cụ truyền thống của làng tính đến nay dễ cũng đã hơn 200 năm. Gia đình ông làm đàn đã được 4 thế hệ. Vào thời kỳ phát triển nhất làng có hơn 50 gia đình làm nghề. Tiếng lành đồn xa, trong lịch sử đã có tốp thợ của làng được tuyển vào làm đàn ở Cung đình Huế. Nhưng trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, làng nghề không phát triển được vì đó là thời kỳ kinh tế khó khăn. Sau chiến tranh, người làng nghề phải đi xa tới các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Sài Gòn… để làm nghề. Phải tới đầu những năm 90, nhờ chính sách đẩy mạnh khôi phục văn hóa truyền thống của Nhà nước, nghề làm đàn ở Đào Xá mới dần có những bước chuyển mình.

Còn với Đàn Hương - nghệ nhân làm đàn trẻ nhất làng cho hay: Hồi anh mới lên 8 tuổi do có truyền thống âm nhạc của ông nội truyền lại mà anh đã biết làm những cây đàn bầu con con cho bản thân mình. Sau này anh lại nối lại truyền thống gia đình, khi mới bắt đầu làm nghề xưởng còn nhỏ chủ yếu anh em trong nhà cùng nhau làm, sau khi xưởng được mở rộng hơn trước anh thuê thêm những người trong làng để hỗ trợ công việc trong Xưởng cùng với anh. 

Từ năm 1999 - 2004: anh chủ yếu tập trung vào làm đàn guitar. Nhưng do thị trường cạnh tranh quá khốc liệt, và thời điểm đó đàn dân tộc đang bị mai một. Đàn Hương đã quyết định quay lại tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc để sản xuất và bán ra thị trường. 

Đến nay:  Đàn Hương đã có bề dày lịch sử hàng chục năm phát triển và anh đã có cơ sở xưởng sản xuất lên đến hàng nghìn m2. Anh cũng chia sẻ: Mới đầu Xưởng còn nhỏ, anh em trong xưởng chủ yếu là những người thân trong nhà, sau đó do cầu thị trường phát triển hơn, khách hàng đã tin tưởng và biết đến anh nhiều hơn, anh có cơ hội mở rộng xưởng và thuê thêm những người trong làng để hỗ trợ anh.

3. Mua nhạc cụ dân tộc truyền thống ở đâu Hà Nội:

Cùng với nhu cầu của khách hàng hiện nay, nhiều khách hàng ở Hà Nội có nhu cầu mua nhạc cụ truyền thống tại Hà Nội rất nhiều mà họ không có địa chỉ uy tín để gửi gắm. Hiểu được lỗi lòng đó,đàn Hương đã mở rộng địa chỉ bán lẻ ở Hà Nội để đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa có thể chọn mua những loại nhạc cụ truyền thống chất lượng tại Xưởng sản xuất mà không mất quá nhiều thời gian di chuyển mà lại thuận tiện cho việc mua và bán.

Nếu bạn có nhu cầu mua các loại nhạc cụ truyền thống thì liên hệ với Xưởng Đàn Hương nhé.

Hotline: 088.906.4297 - 097.456.1735

Zalo: 088.906.4297

 

 

G

Nhắn tin!
088.609.4297

Phản hồi từ khách hàng

Khách hàng đến từ ITALIA

Khách hàng đến từ HONG KONG

Chú Cù Minh Quảng

Anh Nhi Yến Nam

Có thể bạn quan tâm