088.609.4297
Uy Tín - Tận Tâm - Chất Lượng

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CAI NGHIỆN ĐIỆN THOẠI CHO TRẺ ?

Xã hội hiện đại ngày càng phát triển kèm theo đó công nghệ điện tử phát triển kéo theo smart phone hiện lên ở hầu như tất cả các gia đình, kèm theo đó chứng nghiện điện thoại xuất hiện ở đa số các trẻ em. Làn sóng nghiện điện thoại xuất hiện, bùng lên khiến nhiều trẻ mất tập trung trong việc học tập, lười vận động chỉ chăm chú vào điện thoại ngay cả khi tắm, ăn cơm, nghĩa là sau giờ học tan trường là cắm cúi vào màn hình điện thoại. Điều đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí não của trẻ, trẻ ít vận động vui đùa khiến cơ thể yếu ớt, mặt tái, ăn ít đi, bị các bệnh về mắt như cận thị, mỏi mắt, đau mắt... và hơn thế nữa trẻ không chịu tập trung học tập và phụ giúp bố mẹ làm các công việc nhà sinh ra lười biếng, gây mâu thuẫn, xích mích trong gia đình.

Các cách cai nghiện sai cách cho trẻ

Có rất nhiều cách để giúp trẻ dời ra chiếc điện thoại nhưng không phải ai cũng biết tìm ra đúng cách để thực hiện. Hãy đặt mình vào địa vị của con để lắng nghe con xem con muốn gì và giúp đỡ con chứ không phải tự ý áp đặt vào con sẽ tạo nên sự phản kháng bất thình lình và không có tác dụng với trẻ. Đàn Hương sẽ chia sẻ với bạn một số hành động nên và không nên làm để giúp trẻ tránh xa chiếc điện thoại với một tâm trạng vui vẻ và tự nguyện.

Đột ngột tịch thu điện thoại

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng, trẻ con “không biết gì” nên chỉ cần tịch thu điện thoại, là có thể bỏ được thói quen nghiện “smart phone” của trẻ. Tuy nhiên, đây là cách làm hoàn toàn sai lầm và phản giáo dục.

Đột ngột tịch thu điện thoại của trẻ có thể dẫn đến các hành động cực đoan

Tâm lý trẻ em rất nhạy cảm, việc tịch thu đột ngột mà không có sự giải thích hay dành thời gian quan tâm đến bé có thể dẫn đến các hành động cực đoan. Thực tế đã có rất nhiều đứa trẻ bị trầm cảm thậm chí là tìm cách tự hành hạ bản thân khi bị bố mẹ “cách ly” điện thoại.

Quát mắng, dùng đòn roi để bắt bé không xem điện thoại

Việc quát mắng, dùng đòi roi để cai nghiện điện thoại có thể sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý

Phương pháp này khá phổ biến và được nhiều mẹ Việt áp dụng với quan niệm: “Thương cho roi cho vọt”, nếu không nghiêm khắc trẻ sẽ không sợ mà thay đổi, tiến bộ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, việc quát mắng, phạt bé bằng đòn roi có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý non nớt của bé, dẫn đến những sang chấn tâm lý và tồn tại lâu dài trong trí nhớ của trẻ.

Cài đặt hình nền ma quỷ, vẽ quầng thâm mắt… dọa bé sợ để tránh xa điện thoại

Để chấm dứt tình trạng con lúc nào cũng “cắm mặt” vào điện thoại, một số bà mẹ đã nghĩ ra cách tải các hình nền có khuôn mặt ma quỷ đáng sợ trên mạng hoặc mua ốp điện thoại hình con vật mà bé sợ như: gián, chuột, rắn…. Nguy hại hơn, một số bà mẹ còn vẽ quầng thâm vào mắt bé, nói dối là do tác hại của việc xem điện thoại, để hù dọa trẻ.

Cài đặt hình nền ma quỷ, vẽ quầng thâm mắt đều là các cách sai lầm khi cai điện thoại cho trẻ

Nhiều người nghĩ rằng, với “độc chiêu” này, bé sẽ sợ hãi, lâu dần từ bỏ việc xem các video trên điện thoại.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia cách làm trên có thể dẫn đến trải nghiệm đau thương cho trẻ, khiến chúng sẽ bị ám ảnh trong trí nhớ. Thậm chí, khi bé đã quen và phát hiện “các con vật trên” không gây hại cho bản thân như bố mẹ nói, có thể sẽ khiến tình trạng “nghiện” điện thoại càng nặng hơn.

Thêm nữa, việc hù dọa không phải là cách tốt để bỏ thói quen xấu của con cái.

Các cách cai nghiện điện thoại hiệu quả

Hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với điện thoại

Để có thể cai nghiện điện thoại, đầu tiên bạn nên hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với điện thoại trong những khoảng thời gian không cần thiết như giờ ăn trưa, lúc đi lại hay về nhà vào buổi chiều tối. Nên cài đặt điện thoại ở chế độ im lặng chứ không phải là chế độ rung.

Bạn cũng nên thiết lập các khu vực trong nhà mà trẻ không được dùng điện thoại như: phòng ăn, phòng ngủ… để không ảnh hưởng đến việc ăn uống, nghỉ ngơi của bé.

Quy định thời gian trẻ được phép xem điện thoại

Nên quy định khoảng thời gian cụ thể cho con được phép sử dụng điện thoại. Ban đầu có thể giới hạn tối đa cho trẻ xem khoảng 1 tiếng/ ngày sau đó giảm dần trong các ngày tiếp theo. Khi hết thời gian, cha mẹ cũng phải dứt khoát cất điện thoại đi. Tránh việc dừng đột ngột vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Duy trì việc quản lý giờ giấc của con thật sự cần sự kiên trì. Vì đôi lúc bận bịu công việc, các bậc cha mẹ thường “quên” đi một vài ngày và thế là mọi việc lại bắt đầu lại.

Gỡ các ứng dụng Youtube, trò chơi

Trẻ thường sử dụng điện thoại của bố mẹ để vào Youtube xem các nội dung phim hoạt hình, ca nhạc hoặc chơi game. Bố mẹ nên quản lý và giới hạn các nội dung trẻ được phép xem bằng cách chỉ tải một số các video có tính giáo dục, nhân văn như: học tiếng Anh, truyện cổ tích, thế giới động vật… đồng thời, gỡ bỏ các ứng dụng Youtube, game trên điện thoại.

Thực hiện hình phạt

Ngoài việc quy định thời gian trẻ được xem điện thoại trong một ngày, cha mẹ cũng nên đưa ra hình phạt khi con mắc lỗi bằng cách hạn chế hoặc không được xem điện thoại trong ngày hôm đó. Ví dụ, con chơi xong không dọn đồ chơi thì bị phạt không được xem điện thoại trong buổi tối, không chào hỏi người lớn, bị cấm xem điện thoại trong 3 giờ… Bằng cách này, cha mẹ sẽ từ từ cách ly điện thoại khỏi trẻ.

Dành thời gian chơi với con

Dù bận đến mấy các bậc cha mẹ cũng nên sắp xếp thời gian chơi đùa cùng con

Đây là cách tốt nhất để loại bỏ thói quen xem điện thoại của trẻ. Cuộc sống hiện đại khiến các bậc cha mẹ có ít thời gian dành cho con, điều này khiến trẻ cảm thấy cô đơn, sẽ có xu hướng giải tỏa cảm xúc bằng việc chơi game, xem các video trên điện thoại.

Thay vì bỏ mặc con, cha mẹ cần dành nhiều thời gian chơi và quan tâm đến trẻ. Khi đi làm về, bạn có thể rủ con cùng vào bếp, cùng dọn dẹp nhà cửa, trò chuyện, hỏi han con về các hoạt động trong ngày của con. Mỗi ngày, các bố mẹ cũng có thể nghĩ ra các trò chơi, hoạt động để tạo sự hứng thú cho trẻ ví dụ: cùng con vẽ một bức tranh, xếp hình, cắt dán lọ hoa, đọc truyện, tô màu…

Điều này không chỉ tăng thêm sự gắn kết gia đình, mà các trò chơi trên còn kích thích sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng của bé. Đặc biệt, trẻ cũng sẽ không còn thời gian “rảnh” mà nghĩ đến việc sử dụng điện thoại.

Tập cho bé chơi thể thao, tham gia các hoạt động ngoại khóa

Đối với các trẻ nhỏ có thể tham gia các môn thể thao như: xe thăng bằng, đá bóng, trượt patin, trẻ lớn hơn có thể là bơi lội, đá cầu… Việc theo đuổi một môn thể thao không chỉ có tác dụng giúp trẻ phát triển toàn diện mà cũng là cách để trẻ bỏ dần thói quen xem điện thoại.

Vào các dịp cuối tuần, cha mẹ cũng nên đăng ký cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường, lớp hoặc các câu lạc bộ để trẻ tự tin và rèn luyện các kỹ năng của mình.

Tập cho bé chơi nhạc cụ - đàn Nguyệt 

Tại sao lại là nhạc cụ dân tộc?

Thứ nhất, trẻ con hay người lớn đều rất thích âm nhạc, khi làm quen chơi một môn nhạc cụ nào đó sẽ tạo ra một thói quen, một sở thích mới cho con và con sẽ rất phấn khích tò mò khi bắt đầu với nó. đàn nguyệtrất dễ chơi, chỉ có hai dây, rất dễ gảy mà không sợ bị đau tay, trầy tay. Chỉ cần động viên con kiên trì học những thao tác cơ bản về đàn hay có thể dành ra thời gian tập đàn cùng con sẽ tăng thêm tình cảm trong gia đình.

Thứ hai, chơi đàn nguyệt giúp ích cho con vận động được trí não thông qua việc cử động các ngón tay một cách linh hoạt, khiến cho tinh thần bé luôn luôn cảm thấy lạc quan, yêu đời.

Và cuối cùng, chơi đàn nguyệt giúp con tham gia các câu lạc bộ trong và ngoài trường hợp, mở rộng mối quan hệ, kết bạn với những người có chung sở thích với con và từ đó con sẽ trở nên tự tin hơn trước đám đông, mà không hề sợ sệt như trước.

Vậy làm sao để chọn cho mình 1 cây đàn nguyệt có thể học chơi?

Nhạc cụ Đàn Hương chuyên cung cấp các loại đàn nguyệt tập chơi với giá thành rẻ và hỗ trợ sách và video học đàn nguyệt từ cơ bản đến nâng cao, để các bạn có thể sớm thỏa mãn niềm đam mê của bản thân mình.

đàn Nguyệt

 

Top 3 cây đàn nguyệt hát văn cho người mới bắt đầu hoàn hảo nhất.

1. Đàn nguyệt DN59 

Đàn nguyệt DN59 với chất lượng âm thanh đạt chuẩn, sở hữu thiết kế đẹp, kiểu dáng ôm sát người khi trình diễn, phần dây chắc chắn nhưng cũng rất mềm mại, không đau tay, giúp người chơi nhạc 1 cách thoải mái và nhẹ nhàng. Đây cũng là mẫu đàn nguyệt được nhiều người mới học chơi lựa chọn khi học đàn.

 

2. Đàn nguyệt DN129

Đàn nguyệt DN129 với âm thanh đạt chuẩn, hài hòa trong trẻo với độ phóng âm  và âm lượng tốt, phù hợp cho nhu cầu mới học. Cây đàn nguyệt DN129 sẽ giúp bạn phát triển khả năng cảm âm tốt, một yếu tố khá la quan trọng đối với những người mới học chơi. 

 

3. Đàn nguyệt DN198 

Đàn nguyệt DN198 được thiết kế sang trọng, bắt mắm, giá mềm, chất âm tốt, chắc chắn và rất là bền. Phần thùng đàn được thiết kế chắc chắn và âm thanh vang. Đây là cây đàn dành cho ngươi mới học chơi có tài chính. Hoặc dành cho những bạn sử dụng đàn để đi biểu diễn hoặc đi làm.

Ngoài ra các bạn có thể :

Xem thêm các mẫu đàn nguyệt!

 

 

G

Nhắn tin!
088.609.4297

Phản hồi từ khách hàng

Khách hàng đến từ ITALIA

Khách hàng đến từ HONG KONG

Chú Cù Minh Quảng

Anh Nhi Yến Nam

Có thể bạn quan tâm