Nhiều người vẫn nghĩ: Học nhanh sẽ tốt hơn nhưng không phải lúc nào quan điểm này cũng đúng. Trên thực tế khi học chơi đàn nguyệt, quá trình học lý thuyết và thực hành nên chậm lại một chút để người học tiếp thu dễ dàng hơn có thể dẫn đến kết quả tốt hơn. Ngoài ra, nó cũng khiến người học học hài lòng và thích thú nhiều hơn.
Hiểu sâu, học chậm không phải là một khái niệm mới. Nhưng nhiều lớp dạy đàn đàn nguyệt hiện nay không áp dụng theo cách dạy này. Rất nhiều lớp dạy cấp tốc, cam đoan biết đệm đàn sau 10 buổi học nhưng không phải người chơi nào cũng phù hợp với cách học nhanh hiểu nhanh, biết chơi đàn nguyệt ngay tức thì.
Theo bạn học chậm hiểu sâu là học như thế nào?
Cách học chậm hiểu sâu chỉ đơn giản là chúng ta học từng nội dung nhỏ một và hiểu thật sâu về nó và thật nhuần nhuyễn với nó, cho dù có phải bỏ nhiều thời gian ra để thực hành. Với đàn nguyệt kỹ thuật cơ bản như nắm vững kỹ thuật chạy ngón, nhảy quãng và luyến, kỹ thuật rung, nhấn, ...
Mọi người khi mới học đàn nguyệt họ thường muốn chơi được luôn, nhưng những kỹ thuật cơ bản này mà không luyện tập thường xuyên thì chúng ta không có độ tinh xảo, sử dụng được móng gảy sao cho tiếng đàn gọn, đẹp.
Rất ít ai có thể làm đi làm lại một việc vì cho rằng là nhàm chán. Nhưng trong số chúng ta ai cũng phải 1 ngày đánh răng 1 lần? vì sao vậy?
Đơn giản thôi, bất kỳ việc gì khi lặp đi lặp lại khoảng 30 lần sẽ cho chúng ta thành thói quen và hết cảm giác nhàn chán. Tập đàn cũng vậy, không cần bạn phải tập 1 ngày 12 tiếng, sau đó cả tháng sau bạn không tập. Bạn chỉ cần mỗi ngày bỏ ra 30 phút để luyện tập các kỹ thuật cơ bản thì chỉ sau 1 tháng thôi, các kỹ thuật cơ bản đàn nguyệt của bạn nắm rất chắc. Sau đó bạn có thể kiếm 1 vài quấn sách về dạy đàn nguyệt cao cấp hơn và có thể trải nghiệm mà không thấy khó rồi.
Vậy từ hôm nay hãy luyện tập bài cơ bản 30 phút mỗi ngày nhé!
Bạn có biết để có 1 lượng kiến thức hơn những đứa trẻ bạn phải mất bao nhiêu năm không?
Câu trả lời thường sẽ là áng áng, và không hiểu tại sao có những người bằng tuổi nhau lại có người giỏi hơn và kém hơn. Vậy giỏi hơn hay không không do tuổi tác mà là do mức độ kiên trì và quá trình lỗ lực không ngừng nghỉ. Học đàn nguyệt cũng như vậy, lúc đầu rất là vất vả, từ lúc không biết gì, xem youtube hay vào group xem mọi người chơi rất là điêu luyện.
Nhưng đừng nản trí hãy quay lại video những ngày luyện tập của bạn. Để rồi sau 1 khoảng thời gian hãy dở ra xem lại hết quá trình đó, bạn sẽ phài òa lên vì bạn đã tiến bộ được quá nhiều. Chính những hành động nhỏ này giúp chúng ta có thêm năng lượng hơn, yêu đời hơn và có thể tiếp tục học để trở thành 1 người chơi giỏi.
Bạn sẽ không bỏ cuộc chứ và xem lại video của mình để thấy mình đang tiến bộ từng ngày?
Nhạc cụ là chơi để mọi người thưởng thức phải không?
Câu trả lời là chơi đàn nguyệt như một món ăn vậy, nghệ sĩ sẽ nấu ra các món ăn ngon. Nhưng kể cả đầu bếp giỏi nhất cũng đều phải trải qua giai đoạn nấu mà không ai ăn được. Chúng ta chơi đàn nguyệt hay bất kỳ nhạc cụ nào cũng vậy. Giai đoạn đầu chúng ta sẽ chơi rất là dở. Ai cũng sẽ chê. Nhưng bạn đừng buồn vì chỉ có những lời chê trách và góp ý thì bạn mới biết phải sửa gì và thay đổi gì để có thể tiến lên và hoàn thiện hơn.
Vậy nên bạn hãy mang đàn nguyệt đến và chơi cho mọi người cùng nghe nhé! Sau nhiều ngày phấn đấu không ngừng thì tôi tin rằng bạn có thể chơi đàn cho tất cả mọi người cùng nghe được và ai cũng phải ngưỡng mộ bạn thôi.
Mọi người chỉ quan tâm đến kết quả không ai quan tâm đến quá trình, nên hãy cứ tập luyện bất chấp lời chê bai bạn nhé!
Làm sao để chọn cho mình 1 cây đàn nguyệt có thể học chơi?
Nhạc cụ Đàn Hương chuyên cung cấp các loại đàn nguyệt tập chơi với giá thành rẻ và hỗ trợ sách và video học đàn nguyệt từ cơ bản đến nâng cao, để các bạn có thể sớm thỏa mãn niềm đam mê của bản thân mình.