088.609.4297
Uy Tín - Tận Tâm - Chất Lượng

Có đến 90 % những người tự học đàn Nguyệt thất bại chỉ vì lý do cực kỳ đơn giản

Học đàn Nguyệt tại nhà bây giờ không hề khó, thậm chí là rất dễ dàng bởi các phương tiện truyền thông Internet giúp bạn tiếp cận được nguồn kiến thức, bài học đàn mọi nơi mọi lúc hết sức đơn giản. Mỗi khi các bạn có thắc mắc cần giải đáp thì các nghệ sĩ, diễn đàn hay hội nhóm đàn Nguyệt, những người chơi đàn giỏi cũng có rất nhiều và luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn nhiệt tình. Điều kiện học tập thuận lợi là vậy nhưng thực tế lại có một nghịch lý đáng buồn là 90% mọi người tự học đàn Nguyệt đều thất bại, chán nản bỏ đàn chỉ sau chưa đầy một tháng luyện tập.

Vậy đâu là nguyên nhân của nghịch lý trên? Câu trả lời chỉ cần gói gọn trong 4 từ:

"ĐAU TAY TỊT NỐT"

... Vì đâu nên nỗi?
Trải qua rất nhiều năm bán hàng (đàn Nguyệt) cho đủ mọi thành phần học viên, đủ mọi lứa tuổi, tôi nhận thấy đa phần học viên theo học đàn Nguyệt bỏ học đàn 99% lý do là do đầu ngón tay bị đau khi tập bấm dây đàn cộng với việc mặc dù đã dùng hết sức lực để bấm rồi nhưng đàn vẫn không kêu, hoặc có kêu thì cũng bị tịt nốt, rè dây khiến âm thanh vang lên nghe rất khó chịu. Điều này gây sự chán nản cực độ cho người học, khiến người học chỉ muốn tập ngay bài nhạc "đập vỡ cây đàn" cho xong và đôi khi họ tự đổ lỗi cho cây đàn Nguyệt của mình không chuẩn ( nhà sản xuất sản xuất ra cây đàn lỗi và bán cho họ)
Dưới đây, tôi sẽ chỉ ra cho bạn 2 nguyên nhân chính của vấn đề bức xúc nhất đối với người mới tập đàn để các bạn có thể tránh được và có phương pháp luyện tập đúng đắn.

#1. Chưa Quen Bấm Dây Đàn Khiến Cho Âm Của Đàn Không Chuẩn, Bị Rè

Ở những cây đàn không tốt thì âm thường không chuẩn để tránh các tiếng rè hoặc chói tai dây khó chịu do dây đàn chạm vào mặt phím khi dao động (Đàn không tốt thì phím đàn được đóng thường không chuẩn, khâu mài phím đàn cũng không được người thợ làm cẩn thận nên độ lồi lõm là không đồng đều).

Tuy nhiên tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa, việc lên dây ở các cây đàn không đạt chuẩn lại khiến cho âm của đàn không hay. Khổ hơn là đau tay nhưng đàn vẫn kêu tậm tịt hoặc có kêu thì cũng bị rè do lực bấm không đủ. Và đó chính là lý do bạn cần có một cây đàn tốt với dây đàn được setup chuẩn mực thì việc học đàn mới trở nên dễ dàng hơn.

#2. Bỏ Qua Bước Luyện Tập Căn Bản Nhất - Luyện Ngón

Hầu hết người mới học chơi đàn đều mong muốn ngay lập tức có thể đàn, hát được một bài hát nào đó họ yêu thích. Và theo suy nghĩ tự nhiên họ sẽ lên mạng youtube hoặc google tìm kiếm hướng dẫn để chơi bài nhạc đó. Những hướng dẫn viên trên mạng chủ yếu sẽ hướng dẫn theo kiểu Mỳ Ăn Liền tức là đi thẳng vào hướng dẫn cách chơi bài hát luôn mà bỏ qua bước hướng dẫn luyện tập nền tảng cho người mới tập. Đó là bước Luyện Ngón.

Luyện Ngón Là Gì?
Các bạn có thể hình dung việc luyện ngón giống như việc các bạn tập thể lực cho các ngón tay vậy. Trước khi lâm trận (vào đàn) các ngón tay cần được rèn luyện thể lực để khỏe hơn, mạnh hơn, dẻo dai hơn thì mới có thể đáp ứng được các chỉ đạo âm nhạc từ não bộ phát ra.

Tôi sẽ lấy một ví dụ như thế này cho các bạn dễ hình dung, nếu các bạn đi đá bóng thì việc đầu tiên huấn luyện viên yêu cầu các bạn làm sẽ là gì? Đó chắc chắn là phải rèn luyện thể lực để đôi chân của bạn đủ sức khỏe chạy suốt 90 phút của trận đấu. Nếu bạn không đủ thể lực thì dù cho bạn có thành thục mọi kỹ thuật đỡ bóng, sút bóng hay kỹ chiến thuật của các bạn có tuyệt vời đến đâu cũng vô nghĩa. Vì lấy sức đâu ra mà chạy, mà tham gia trận bóng phải không nào?

Việc luyện ngón cũng tương tự như vậy, khi các ngón tay của bạn đã đủ thể lực rồi thì bạn bấm đàn sẽ không còn bị đau tay, không còn bị tịt rè nốt nữa. Các âm thanh phát ra sẽ tròn đều, to rõ, sẽ hay sẽ thuyết phục người nghe. Nó cũng giống như việc các ca sỹ phải luyện thanh thì tiếng hát của họ mới hay được như vậy. Còn với người bình thường không luyện thanh thì dù cho bạn có hát cùng một bài hát giống như ca sỹ thì âm thanh tiếng hát của bạn phát ra cũng không thể đẹp, không thể lọt tai người nghe được.
Vậy bây giờ các bạn đã ý thức được tầm quan trọng của việc luyện ngón chưa? Hãy luyện ngón ngay và luôn đi nhé....

 

Top 3 cây đàn nguyệt hát văn cho người mới bắt đầu hoàn hảo nhất.

1. Đàn nguyệt DN59 

Đàn nguyệt DN59 với chất lượng âm thanh đạt chuẩn, sở hữu thiết kế đẹp, kiểu dáng ôm sát người khi trình diễn, phần dây chắc chắn nhưng cũng rất mềm mại, không đau tay, giúp người chơi nhạc 1 cách thoải mái và nhẹ nhàng. Đây cũng là mẫu đàn nguyệt được nhiều người mới học chơi lựa chọn khi học đàn.

 

2. Đàn nguyệt DN129

Đàn nguyệt DN129 với âm thanh đạt chuẩn, hài hòa trong trẻo với độ phóng âm  và âm lượng tốt, phù hợp cho nhu cầu mới học. Cây đàn nguyệt DN129 sẽ giúp bạn phát triển khả năng cảm âm tốt, một yếu tố khá la quan trọng đối với những người mới học chơi. 

 

3. Đàn nguyệt DN198 

Đàn nguyệt DN198 được thiết kế sang trọng, bắt mắm, giá mềm, chất âm tốt, chắc chắn và rất là bền. Phần thùng đàn được thiết kế chắc chắn và âm thanh vang. Đây là cây đàn dành cho ngươi mới học chơi có tài chính. Hoặc dành cho những bạn sử dụng đàn để đi biểu diễn hoặc đi làm.

Ngoài ra các bạn có thể :

Xem thêm các mẫu đàn nguyệt!

 

G

Nhắn tin!
088.609.4297

Phản hồi từ khách hàng

Khách hàng đến từ ITALIA

Khách hàng đến từ HONG KONG

Chú Cù Minh Quảng

Anh Nhi Yến Nam

Có thể bạn quan tâm