088.609.4297
Uy Tín - Tận Tâm - Chất Lượng

Đàn nguyệt gỗ hương khảm trai 10 phím

Xưởng đàn Cường có bề dày kinh nghiệm lên đến hàng chục năm về sản xuất nhạc cụ dân tộc với những loại gỗ từ thường, trung đến cao cấp như keo, mít, hương, chiu liu, cẩm lai, hay mun. Với kĩ thuật sản xuất nhạc cụ đi kèm với độ tỉ mỉ, chính xác cộng với yêu nghề mà Xưởng đàn Cường đã luôn có 1 vị thế, lòng tin từ những khách hàng. Bài viết này Xưởng đàn Cường sẽ đi sâu vào phân tích loại đàn nguyệt gỗ hương mang đến cho khách hàng một cái nhìn và sự hiểu biết rõ nét về chất liệu cũng như các kĩ thuật để tạo nên một sản phẩm nghệ thuật kiệt tác.

1. Giới thiệu về gỗ hương:

1.1. Gỗ hương là gỗ gì?

Cây gỗ hương (hay còn được gọi là giáng hương, giáng hương quả to, song lã, giáng hương căm – pôt,..) có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus thuộc họ đậu (Fabaceae). Sau khi khai thác được xẻ ra thành các khối hoặc các tấm đó chính là gỗ hương, chúng được sử dụng để gia công đồ nội thất hay đồ thủ công mỹ nghệ thuộc hàng cao cấp.


gỗ hương là gì
 

Cây gỗ hương phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Việt Nam,... sau đó được nhân giống và trồng ở một số nơi như Nam Phi, Ấn Độ, Châu Mỹ Latin,….

Tại nước ta cây gỗ hương tập chung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như: Lâm Đồng, Đăk Lăk, Tây Ninh,… bởi đặc tính ưa trầm tích, đất xám, đất đỏ bazan, rừng khộp, rừng bán thường xanh.

1.2. Gỗ hương thuộc nhóm mấy?

Gỗ giáng hương hiện nay được xếp vào nhóm I, nhóm những cây có vân gỗ và màu sắc đẹp, mùi thơm, không mối mọt cong vênh, không phồng rộn, giá trị kinh tế cao.


gỗ hương
 

Tại Việt Nam gỗ giáng hương xếp cùng nhóm với 41 loại gỗ quý khác như gụ, pơ mu, cẩm lai,….

1.3. Gỗ hương có tốt không

Với tất cả các ưu điểm vừa nêu trên thì gỗ giáng hương thuộc loại cao cấp, giá đắt chính vì vậy chất lượng và đẳng cấp nó mang lại là không thể bàn cãi.

1.4. Đặc điểm của gỗ giáng hương?

Khi còn non gỗ giáng hương có màu đỏ nâu nhạt hoặc vàng, khi cây càng già để khô sẽ càng có màu đỏ đậm. Vân gỗ đẹp và thớ gỗ mịn, đều, không bị xoắn.


gỗ hương đỏ
 

Gỗ hương khi cầm có cảm giác nặng và cứng, hương thơm tự nhiên vô cùng dễ chịu, một đặc trưng của loại gỗ quý thuộc nhóm I.

Để nhận biết gỗ hương có cách truyền thống là ngâm gỗ vào trong nước, sau một thời gian nước chuyển sang màu xanh nước chè thì đó đúng là gỗ hương. 

1.5. Gỗ hương có mấy loại và cách nhận biết từng loại như thế nào? Và gỗ hương loại nào tốt nhất?

Hiện nay vẫn chưa có nguồn tin chính thống xác nhận bởi tổ chức thẩm quyền về việc phân loại gỗ hương, chủ yếu là cách gọi do gỗ đến từng quốc gia, vùng miền khác nhau với một số tên phổ biến như:

5.1 Gỗ hương đỏ là gì?

Gỗ hương đỏ hiện nay có giá trị cao nhất vì vân gỗ đẹp nhất và cũng quý hiếm nhất, hiện tại loại gỗ này còn rất ít, chủ yếu gốc, rễ sử dụng làm đồ mỹ nghệ.


gỗ hương đỏ
 

Gỗ có màu đỏ từ khi còn mộc, sau khi phun sơn pu bóng mờ gỗ có màu cánh gián, về chất gỗ: Thớ mịn, gỗ nặng, cứng, đặc, tâm và xớ gỗ rất nhỏ. Càng dùng lâu càng đỏ và đều màu, vân càng ngày càng nổi lên. Không bao giờ mối mọt.

Khi để mộc gỗ hương đỏ có mùi thơm nhẹ, sau khi sơn PU thì không ngửi được mùi gỗ. Nhận biết gỗ bằng cách ngâm mùn gỗ (mua giấy nhám loại 220 hoặc 240 trà mặt dưới sản phẩm lấy mùn gỗ) vào nước ấm khoảng 2h, nước chuyển màu xanh nhẹ giống nước chè.

5.2 Gỗ hương đá là gì?

Có người nói gỗ hương đá được gọi như vậy sở dĩ bởi chất gỗ rắn chắc như đá, cũng có người cho rằng bởi gỗ có màu đỏ nhạt hơn hương đỏ, nhìn giống như đá nên được gọi là hương đá. Bên cạnh đó còn có người cho rằng bởi chúng có vân giống như vân đá quý. Tấ cả những lý giải đó đều rất hợp lý.


gỗ hương đá
 

Nếu như loại hương đỏ được mệnh danh là vua các loại gỗ hương thì hương đá là hoàng hậu. Loại gỗ này sở hữu vân sắc nét, mịn, dày, vân gỗ thiên biến vạn hóa. Chất gỗ hương đá đặc, nặng và dễ chế tác, màu gỗ có sức hấp dẫn tuyệt đối với ai yêu thích gỗ màu sáng, gỗ hương đá càng sử dụng càng lên màu đẹp. Chính bởi những ưu điểm trên loại gỗ này được nhiều người săn lùng.

Mùi hương: Gỗ có mùi thơm nhẹ khi cắt mộc, sau khi hoàn thiện thì không còn mùi hương. Về giá trị gỗ hương đá rẻ hơn gỗ hương đỏ, tương đương giá gỗ hương Lào.

Nhận biết: Tôm gỗ rất nhỏ, khó thấy, vân sắc nét, ngâm mùn gỗ trong nước, nước chuyển màu xanh tuy nhiên màu nước nhạt hơn hương đỏ và hương lào.

5.3 Gỗ hương Lào?

Gỗ hương Lào có tính chất tương tự gỗ hương đỏ tuy nhiên vân gỗ và màu gỗ kém hơn hương đỏ một chút. Cách nhận biết cũng tương tự.
 

 gỗ hương lào

5.4 Gỗ hương vân là gì?

Gỗ này có màu vàng nghệ, những phần gỗ già màu đỏ nhạt, vân gỗ nhiều tuy nhiên không dày. Thớ gỗ tương đối mịn, không mối mọt. Thường ứng dụng làm bàn ghế, tủ, giường,….


gỗ hương vân
 

Khi cắt có mùi thơm, hơi chua, hoàn thiện thành đồ sẽ có mùi chua nên thường gọi với tên khác là hương chua. Cách nhận biết hương vân đó là vân gỗ rất nhiều, nhìn vân là biết ngay không loại nào giả được hương vân. Khi ngâm nước có mùi chua.

5.5 Gỗ nu hương là gì?

Là loại gỗ nu của cây giáng hương, bản chất gỗ hương rất chắc và nặng, phần nu thì lại càng nặng hơn. Gỗ nu có bề mặt sần sùi với các cục, u, sụn thường có màu vàng, đỏ nâu nhạt, vàng đỏ, màu đỏ đậm Thớ gỗ mịn, vân gỗ hình xoắn như những đám mây, có thể nổi chấm đốm nhỏ độc đáo. Mùi thơm nhẹ, dễ chịu.


gỗ nu hương

5.6 Gỗ hương xám là gì?

Gỗ hương xám thường sống nhiều ở Việt Nam, đường vân gỗ đẹp đến kỳ lạ chính vì vậy chúng thường được giữ nguyên bản tự nhiên khi làm sản phẩm, đây cũng là điều mà dân sành chơi đồ gỗ rất thích.
Sản phẩm làm từ gỗ hương xám hầu như được để mộc, là loại gỗ chắc, clangs mịn, không mối mọt nên đảm bảo độ bền.
 

 gỗ hương xám

5.7 Gỗ hương nam phi:

Gỗ hương Nam Phi là tên gọi của cây gỗ hương có nguồn gốc từ Nam Phi, có màu sắc đỏ thẫm hơn so với gỗ hương tới từ vùng khác. Màu gỗ Nam Phi khác biệt khiến người xem cảm thấy hài lòng, đều màu, vân gỗ đậm hơn, cây gỗ chắc, bền.


gỗ hương nam phi
 

Mùi gỗ cũng thơm đậm hơn, không thoang thoảng dịu nhẹ như nơi khác, hương hơi nồng và bắt giữ mùi dai.

5.8 Gỗ hương huyết:

Loại này có vân gỗ và màu sắc đỏ tươi như giọt máu khi mới cắt, để lâu ngày có màu cánh gián, lên màu nhanh, không mối mọt, cực bền.


gỗ hương huyết
 

Mới cắt mùi thơm nhẹ mà không còn mùi khi để lâu, giá trị trung bình giá vừa túi tiền. Cách nhận biết, bỏ mùn gỗ vào nước, nước chuyển màu đỏ như máu, có váng tinh dầu.

Lưu ý: Cách phân biệt gỗ hương và gỗ xà cừ

Do gỗ hương có giá trị cao nên một số xưởng gỗ không uy tín có thể sẽ làm giả bằng gỗ xà cừ. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ sẽ không thấy có vân gỗ tự nhiên, vân không đẹp như hương thật.

Dùng giấy nhám chà không thấy màu đỏ của gỗ, không mùi gỗ hương. Xà cừ giả hương không chắc chắn, nhẹ hơn gỗ hương nhiều, dễ nứt, đường chạm trổ không sắc nét.

2. Đàn nguyệt gỗ hương khảm hoa:

Đàn Nguyệt (Nguyệt Cầm), trong miền Nam còn gọi là Đờn Kìm, Vọng Nguyệt Cầm, hay Quân Tử Cầm là loại nhạc khí dây gảy. Đàn nguyệt gỗ hương khảm hoa là một trong những mẫu đàn được các nghệ nhân cực kì yêu thích. Bởi chúng vừa được làm từ những nguyên liệu gỗ cao cấp vừa đẹp mắt và tao nhã. Đàn nguyệt là nhạc cụ dân tộc truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chúng có lịch sử hàng ngàn năm, do đó để giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, chúng tôi cung cấp đàn nguyệt với các đặc điểm sau:

Thân đàn: hình tròn dẹt, có đáy kín, mặt đàn không có lỗ thoát âm như đa số các loại đàn gảy khác. Thân đàn được làm từ chất liệu gỗ hương cao cấp.

Lưng đàn và mặt đàn được làm bằng gỗ ngô đồng nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt đàn có một bộ phận để mắc dây đàn gọi là ngựa đàn hoặc yếm đàn. Bộ phận này được làm bằng gỗ cao cấp.

Phím đàn:  Trên đàn có  10 phím đàn. Các phím cao làm bằng tre già, được gắn cách xa nhau với khoảng cách không đều nhau để phù hợp với hệ thống thang ngũ cung, đầu đàn ngả về phía sau. Giúp tạo ra âm thanh tuyệt mỹ nhất cho người nghe.

Đặc biệt trên đàn nguyệt khảm hoa  vô cùng đẹp mắt. Đây là điểm nhấn góp phần tạo nên sự tao nhã và phong thái cho người dùng đàn

Một số thông số kĩ thuật:

Chất liệu: gỗ hương ở thân, cần. Mặt với lưng đàn được làm từ gỗ ngô đồng

10 phím được làm bằng tre

Hình dáng: khảm hoa

Bảo hành: 12 tháng

Giao hàng trên phạm vi toàn quốc

3. Những ưu đãi khi mua nhạc cụ dân tộc tại Xưởng đàn Cường:

– Tặng ngay một bao đựng đàn.

– Tặng ngay một bộ dây đàn.

- Tặng ngay một móng gảy đàn

- Tặng voucher lên đến 2.000.000đ khi khách hàng mua hàng tại Xưởng đàn Cường

– Miễn phí vận chuyển nội thành Hà Nội.

Quý khách cũng có thể để lại thông tin và yêu cầu của mình tại form bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn trong thời gian sớm nhất (trong vòng 24h)

Đàn Cường hiện nay đang phân phối cho rất nhiều cửa hàng lớn nhỏ trong và ngoài nước về phân phối đàn nguyệt. Nếu bạn có nhu cầu mua đàn nguyệt thì liên hệ với Xưởng Đàn Cường nhé.

Địa chỉ sản xuất của xưởng đàn: thôn Viên Đình - xã Ứng Hòa - Hà Nội.

Địa chỉ bán lẻ: số 26, ngõ 773 Giải Phóng Hà Nội.

Hotline: 088.906.4297

Zalo: 088.906.4297

Website: https://xuongdancuong.com

G

Nhắn tin!
088.609.4297

Phản hồi từ khách hàng

Khách hàng đến từ ITALIA

Khách hàng đến từ HONG KONG

Chú Cù Minh Quảng

Anh Nhi Yến Nam

Có thể bạn quan tâm