088.609.4297
Uy Tín - Tận Tâm - Chất Lượng

Mua đàn nguyệt

1. Cây đàn nguyệt:

Đàn Nguyệt (Nguyệt Cầm), trong miền Nam còn gọi là Đờn Kìm, Vọng Nguyệt Cầm, hay Quân Tử Cầm là nhạc cụ dây gảy của dân tộc Việt. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng được gọi là “Đàn Nguyệt”. Theo sách xưa, đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18.

Đàn Nguyệt là cây đàn rất phổ biến dùng để độc tấu, hòa tấu với nhiều ngón chơi độc đáo như ngón nhấn, ngón vê, ngón luyến… Màu âm đàn Nguyệt tươi sáng, rộn ràng, tình cảm, đa dạng trong diễn tả các trạng thái cảm xúc âm nhạc. Đàn Nguyệt được sử dụng trong hát Chèo, Chầu Văn, Ca Huế, Đờn Ca Tài Tử và Cải Lương…

Hiện nay trên thị trường, người sản xuất ra đàn nguyệt không nhiều, vì nghề không đem lại thu nhập cao cho người nghệ nhân. Đàn nguyệt với đủ các loại gỗ từ gỗ thường như keo, mít...đến gỗ tầm trung như hương, trắc, chiu liu... hay gỗ cao cấp như mun hoa chất lượng loại 1.Cũng dựa vào từng loại gỗ mà giá cả của mỗi loại đàn lại khác nhau. Từ rẻ, trung đến cao cấp, phục vụ tất cả các nhu cầu cũng như điều kiện của khách hàng mua hàng. Để hiểu hơn về nghề làm nhạc cụ dân tộc, về cách để tạo ra một cây đàn nguyệt qua nhiều giai đoạn công phu, vất vả như thế nào chúng ta hãy cùng ghé thăm làng nghề truyền thống - Hà Tây xưa và ghé thăm Xưởng đàn Hương- một trong Xưởng có chủ nhân trẻ nhất của làng nghề.

2. Làng Đào Xá Hà Nội - làng nghề nhạc cụ dân tộc Việt Nam:

Hà Tây xưa nổi tiếng với các làng nghề truyền thống. Và làng nghề Đào Xá là một trong những làng nghề nổi tiến nơi đâu do cụ tổ Đào Xuân Lan một nghệ nhân nổi tiếng học được kỹ thuật của thầy Tàu hồi xa xưa. Đặt chân tới đầu làng Đào Xá, chúng tôi không chỉ ngửi thấy mùi hương của gỗ làm đàn mà còn nghe thấy âm thanh của tiếng đàn, tiếng đàn nguyệt phát ra từ các hộ gia đình chế tác đàn. Để tìm hiểu rõ hơn về công việc này, chúng tôi được người dân trong làng chỉ tới nhà ông Đào Soạn, một trong những nghệ nhân lớn tuổi nhất trong làng. Được biết, ông Đào Soạn là người duy nhất ở Việt Nam được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian cấp quốc gia trong lĩnh vực làng nghề truyền thống và danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú của TP. Hà Nội. Với 40 năm gắn liền với những nhạc cụ, hơn ai hết ông là người hiểu rõ nhất về những thăng trầm của làng nghề.

Theo lời ông Soạn, nghề làm nhạc cụ truyền thống của làng tính đến nay dễ cũng đã hơn 200 năm. Gia đình ông làm đàn đã được 4 thế hệ. Vào thời kỳ phát triển nhất làng có hơn 50 gia đình làm nghề. Tiếng lành đồn xa, trong lịch sử đã có tốp thợ của làng được tuyển vào làm đàn ở Cung đình Huế. Nhưng trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, làng nghề không phát triển được vì đó là thời kỳ kinh tế khó khăn. Sau chiến tranh, người làng nghề phải đi xa tới các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Sài Gòn… để làm nghề. Phải tới đầu những năm 90, nhờ chính sách đẩy mạnh khôi phục văn hóa truyền thống của Nhà nước, nghề làm đàn ở Đào Xá mới dần có những bước chuyển mình.

Với những người thợ chế tác nhạc cụ ở Đào Xá, từ xưa đến nay để có thể theo nghề phải thạo hay ít nhất phải biết về nghề mộc, chưa kể phải có đôi tai và cặp mắt tinh tế. Từ khâu chọn gỗ, ra gỗ, phơi gỗ cho đến công đoạn chắp, ghép, bịt da trăn, đánh bóng, trau chuốt, khảm trai và hoàn thiện. Tất cả đều được làm theo phương pháp thủ công đúng với kỹ thuật truyền thống. Cái khó nhất khi làm một chiếc đàn là hoàn thiện âm thanh. Người thợ vừa phải biết căn chỉnh, vừa phải biết thẩm âm để làm sao chiếc đàn đạt được chuẩn mực nhất định.

3. Kỹ thuật làm đàn nguyệt: 

Để chế tạo ra một cây đàn nguyệt như Ông Đào Văn Soạn nói quả đúng là không hề dễ chút nào. Trải qua rất nhiều giai đoạn cần đến kỹ thuật tỉ mỉ và bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ:

1. Xẻ gỗ, mài gỗ sao cho thật nhẵn để tạo nên mặt đàn. 

2. Gỗ ép vào khuân để định hình bầu đàn.

3. Lớp trong của bầu đàn được uốn cong để dán cố định với bầu đàn. 

4. Dán mặt trong của bầu đàn vào khuân có thể làm bằng hai cách. Cách thứ nhất ta dán mặt sau khi ép khuân và cách thứ hai dán mặt trước khi ép khuân đều được.

5. Sau khi ép khuân xong phải cố định vài hôm để lớp keo dán khô.

6. Bầu đàn được chỉnh sửa lại bằng cách mài dũa thật cẩn thận.

7. Cần đàn: Cần đàn + con cóc phải tạo thành một đường thẳng để lên dây đàn chuẩn. 

8. Sơn đàn bằng máy phun sơn.

9. Kết nối phần bầu đàn và cần đàn với nhau. Với phần cần đàn các trục lên dây được mài dũa để gắn lên con cóc. Hai phần chính là bầu và cần đàn được gắn liền với nhau qua 1 khớp được làm sẵn. Phần bầu đàn được gắn chi tiết thường được gọi là con thú- đây là phần gốc của dây đàn. Các chi tiết này tuy nhỏ nhưng cần phải chính xác. Chính vì thế mà người thợ cần phải có một cái dưỡng để đánh dấu.

Mỗi cây đàn không chỉ là sản phẩm mà còn là tác phẩm mà ông Soạn toàn tâm toàn ý. 

10. Gắn phím đàn yêu cầu phải có độ chính xác cao. Đàn nguyệt có 10 phím, có độ cao thấp khác nhau, mỗi phím phải nằm đúng vị trí của nó để tiếng đàn được tạo ra một cách chuẩn xác nhất. 

Ông Soạn ví làm đàn thuộc từng tiếng đàn giống như người ta đi học thuộc từng con chữ vậy.

 

5. Top những cây đàn nguyệt cho người mới tập chơi

5.1. Đàn nguyệt DN59

 

5.2. Đàn nguyệt DN89

 

5.3. Đàn nguyệt DN129

 

5.3. Đàn nguyệt DN159

G

Nhắn tin!
088.609.4297

Phản hồi từ khách hàng

Khách hàng đến từ ITALIA

Khách hàng đến từ HONG KONG

Chú Cù Minh Quảng

Anh Nhi Yến Nam

Có thể bạn quan tâm