088.609.4297
Uy Tín - Tận Tâm - Chất Lượng

Mua đàn nguyệt ở đâu Hà Nôi

Hà Nội thủ đô nghìn năm văn hiến với văn bản sắc văn hóa dân tộc nguyên vẹn được giữ vững tại nơi đó. Nơi mà tấp nập bôn bề những con phố người qua lại, người đi làm, đi học rồi những gánh hàng rong, bác xe ôm xích lô hay những gánh phở ven phố tạo nên một Hà Nội thật đặc biệt trong tiềm thức của những người dân quanh đây hay những du khách từ phương xa đến thăm Hà Nội

Hà Nội luôn có một cái gì đó khiến con người ta xa thì nhớ mà gần thì không muốn dời. Chắc có lẽ bởi những con đường rợp bóng cây nên thơ, xanh ngát tận trời mây vào những trưa hè tháng 6 như Xuân Diệu, Phan Đình Phùng… hay tháp cụ rùa Hồ Gươm không ai đến Hà Nội mà chưa từng qua hay Hồ Tây rộng bát ngát không nhìn thấy bờ… Tất cả những thứ nhỏ nhoi đó đã tạo nên một Hà Nội, một thủ đô thật riêng biệt trong lòng mỗi người. 

1. Cây đàn nguyệt gắn liền với Hà Nội:


Ngoài những gì hữu hình hiển hiện ngay trước mắt như ta thấy Hà Nội còn đặc biệt hơn khi kết hợp cùng với những buổi trình diễn tấu… cùng với các nhạc cụ dân tộc (đàn nguyệt, đàn bầu, đàn nhị, ...) cổ truyền tiêu biểu là đàn nguyệt. Đàn nguyêt đã xuất hiện từ xa xưa, du nhập vào Việt Nam.

Người ta chỉ thấy khi lớn lên đã có cây đàn nguyệt mà không biết chính xác vào thời gian nào. Đàn nguyệt hay còn gọi là huyền cầm du nhập vào Việt Nam từ thời xa xưa, không ai biết chính xác là vào thời gian nào, mọi người chỉ biết khi lớn lên cây đàn nguyệt đã xuất hiện ở đó bên cạnh đời sống, nhịp sống đời thường của con người Việt Nam.

Sở dĩ đàn nguyệt có tên như vậy vì bầu đàn tròn như trăng rằm nên gọi là nguyệt ( trăng ). Tiếng đàn trong và vang với những tiết mục biểu diễn đa dạng lại phong phú, khi thì sôi nổi, lúc lại nỉ non sâu lắng, do vậy mà Đàn Nguyệt có mặt cả trong vô vàn những kiểu hình nghệ thuật khác nhau: những cuộc hoà tấu nhạc lễ trang nghiêm, những cuộc hát văn lôi cuốn, say đắm lòng người cũng như những buổi hoà tấu thính phòng thanh tao của giới nghệ sĩ với những hình thức diễn tấu khác như: đệm cho hát, hoà tấu và độc tấu.

Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, có muôn vàn các thể loại âm nhạc từ rock, balad … để con người thưởng thức, trình diễn. Tuy nhiên, thanh âm trầm bổng hay thánh thót của đàn bầu trong lúc vui cũng như lúc buồn luôn ở trong tâm thức mỗi người Việt Nam. Có nghệ sĩ đàn nguyệt cho rằng đàn nguyệt là loại nhạc cụ đặc trưng nhất của Việt Nam.

Kinh nghiệm sản xuất đàn nguyệt lâu năm, Cường chia sẻ hình thức cấu tạo của cây đàn:

  • Thùng đàn: hình tròn dẹt, có đáy kín, mặt đàn không có lỗ thoát âm đường kính 36cm đến 66,7 cm (đàn Nguyệt Bắc) và 35cm (đàn Nguyệt Nam).
  • Đáy đàn và mặt đàn được làm bằng gỗ ngô đồng nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt đàn có một bộ phận để mắc dây đàn gọi là ngựa đàn.
  • Thành được làm bằng gỗ keo hay hương, mun, có chiều cao khoảng 6,4 cm đến 7,7 cm. Chiều dài đàn (được tính từ đầu đàn đến cuối đàn): đàn Nguyệt Bắc có chiều dài khoảng 104 cm đến 106 cm;
  • Phím đàn: 10 phím và các phím cao làm bằng tre già, được gắn cách xa nhau với khoảng cách không đều nhau để phù hợp với hệ thống thang ngũ cung, đầu đàn ngả về phía sau.
  • Trục đàn: Có 4 lỗ trên trục đàn nhưng ngày nay chỉ dùng 2 trục gỗ để xuyên ngang qua 2 bên thành đàn của đầu đàn để mắc 2 dây.
  • Cần đàn là bộ để chỉnh dây không bị trùng xuống.
  • Dây đàn: Đàn nguyệt có hai dây được nối song song từ thùng đàn đến thành đàn thông qua trục đàn và cần chỉnh dây đàn.
  • Que đàn (móng gảy): được làm bằng sừng trâu. Ngày xưa các nghệ nhân thường gảy đàn bằng móng tay dài của mình. Ngoài ra là bộ phận được gọi là Cóc đàn (gắn ở đầu đàn) và Nhạn đàn (gắn trên mặt đàn) dùng để mắc dây. Như vậy, kích thước của cây đàn Nguyệt chỉ là tương đối, trong đó cây đàn Nguyệt Bắc bộ có hình dạng lớn hơn cây đàn Nguyệt Nam bộ (kể cả độ dài và độ dày của đàn). Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhất định đến âm sắc của mỗi cây đàn.

4. Mua đàn bầu  đâu Hà Nội

Đàn Hương hiện nay đang phân phối cho rất nhiều cửa hàng lớn nhỏ trong và ngoài nước về phân phối đàn nguyệt. Nếu bạn có nhu cầu mua đàn nguyệt thì liên hệ với Nhạc cụ Đàn Hương nhé.

 

Top 3 cây đàn nguyệt cho người mới bắt đầu hoàn hảo nhất.

1. Đàn nguyệt DN59 

Đàn nguyệt DN59 với chất lượng âm thanh đạt chuẩn, sở hữu thiết kế đẹp, kiểu dáng ôm sát người khi trình diễn, phần dây chắc chắn nhưng cũng rất mềm mại, không đau tay, giúp người chơi nhạc 1 cách thoải mái và nhẹ nhàng. Đây cũng là mẫu đàn nguyệt được nhiều người mới học chơi lựa chọn khi học đàn.

 

2. Đàn nguyệt DN129

Đàn nguyệt DN129 với âm thanh đạt chuẩn, hài hòa trong trẻo với độ phóng âm  và âm lượng tốt, phù hợp cho nhu cầu mới học. Cây đàn nguyệt DN129 sẽ giúp bạn phát triển khả năng cảm âm tốt, một yếu tố khá la quan trọng đối với những người mới học chơi. 

 

3. Đàn nguyệt DN198 

Đàn nguyệt DN198 được thiết kế sang trọng, bắt mắm, giá mềm, chất âm tốt, chắc chắn và rất là bền. Phần thùng đàn được thiết kế chắc chắn và âm thanh vang. Đây là cây đàn dành cho ngươi mới học chơi có tài chính. Hoặc dành cho những bạn sử dụng đàn để đi biểu diễn hoặc đi làm.

Ngoài ra các bạn có thể :

Xem thêm các mẫu đàn nguyệt!

G

Nhắn tin!
088.609.4297

Phản hồi từ khách hàng

Khách hàng đến từ ITALIA

Khách hàng đến từ HONG KONG

Chú Cù Minh Quảng

Anh Nhi Yến Nam

Có thể bạn quan tâm