088.609.4297
Uy Tín - Tận Tâm - Chất Lượng

Nên Tự Học Đàn Nguyệt Hay Tìm Thầy Dạy Nhạc?

“Nên tự học đàn Nguyệt hay tìm thầy dạy nhạc?” đó chắc hẳn là câu hỏi muôn thuở, và cũng là tâm lý chung của bất kì ai có niềm đam mê và yêu thích âm nhạc, muốn tìm hiểu để bắt đầu chơi đàn Nguyệt,  bước vào thế giới âm nhạc đầy thú vị. Ngoài những yếu tố như lựa chọn một cây đàn Nguyệt tốt cho người mới tập chơi, hoặc học đàn Nguyệt bắt đầu từ đâu, thì việc tự học hay tìm thầy dạy đàn Nguyệt, là vấn đề được quan tâm nhiều nhất.

Chính vì vậy Đàn Hương sẽ liệt kê và so sánh những lợi ích và hạn chế của việc tự học đàn Nguyệt và học thầy dạy nhạc nhé!

Nội dung có trong bài


1.Tự tập đàn Nguyệt

2.Học thầy dạy nhạc

1.Tự tập đàn Nguyệt

LỢI ÍCH

HẠN CHẾ

Bạn sẽ thỏa sức sáng tạo
Thường thì khi tự tập đàn Nguyệt bạn sẽ ưng bài nào thì tập bài nấy nên phong cách chơi nhạc của bạn sẽ rất riêng do bạn chủ yếu chơi những gì bạn thích. Đôi khi bạn sẽ đánh một cách rất khác, chưa chắc cách đã hay hơn cách thông thường nhưng trong âm nhạc thì khoảng cách giữa đúng và sai là rất mong manh. Một khi bạn đã tạo ra phong cách riêng rồi thì tại sao phải đánh giống mọi người phải không nào?
Bạn tập RẤT CHẬM
Không ai hướng dẫn nên đôi khi bạn sẽ bị lạc lối và chẳng biết phải đi về đâu cả, có thể con đường bạn đang đi rất trơn tru mượt mà thế nhưng bạn lại đang đi vòng vòng mà bạn không biết. Nhiều khi bạn muốn đánh giống như ai đó nhưng bạn hoàn toàn không biết phải bắt đầu từ đâu để đạt được như vậy.
Bạn sẽ có những trải nghiệm phong phú trong âm nhạc
Bạn sẽ khám phá ra những điều tuyệt vời của âm nhạc một cách tình cờ vậy nên trải nghiệm của bạn là vô cùng phong phú. Mọi thứ đến với bạn không theo một trật tự nào cả mà từng mảnh ghép xuất hiện ngẫu hứng cho đến khi bạn nhìn thấy được bức tranh tổng thể. Có thể sẽ hơi mất thời gian thế nhưng đó là một trải nghiệm chỉ những người tự tay ghép ra bức tranh mới hiểu được.
Dễ có những thói quen xấu khi chơi đàn Nguyệt
Bạn sẽ dễ dàng mắc phải những thói quen xấu đôi khi là rất khó sửa, tôi từng gặp nhiều bạn đánh sai những diều rất cơ bản nhưng không khắc phục được do đã thành thói quen rồi nên không thể sửa được nữa. Muốn sửa được những lỗi này thì bạn cần tập lại từ đầu nên đây cũng là lý do khiến bạn tập chậm hơn người khác. Ngoài ra bạn cũng có thể có những hiểu nhầm về âm nhạc hoặc có những khuyết điểm mà tự bạn không thấy được để sửa. Tôi gọi đây là những lỗ hổng trong âm nhạc giống như khi bạn bị sâu răng vậy, nhiều lỗ sâu nhìn sơ không thấy mà phải nhờ nha sĩ soi giúp rồi trám lỗ hổng lại. Nếu sâu quá nặng đôi khi bạn buộc phải nhổ cả răng!
Những kỹ thuật khó đôi khi lại vô cùng đơn giản đối với bạn
Nhiều người sau khi xem bạn trình diễn sẽ trầm trồ vì những kỹ thuật “tầm thường” bạn phô diễn. Có thể với bạn đó là thứ bạn tập từ hồi mới đụng vô đàn thế nhưng thực ra đó lại là kỹ thuật rất khó. Thậm chí đôi khi bạn còn chế ra những kỹ thuật không đụng hàng của riêng bạn nữa cơ.
Dễ bỏ cuộc
Không có ai bên cạnh để hỗ trợ và chỉ cho bạn cách tập sao cho nhanh và hiệu quả nên việc bạn mau nản là không thể tránh khỏi. Ví dụ như khi học nhạc lý nếu có ai đó giảng giải cho bạn đầu đuôi ngọn ngành thì chắc chắn là dễ chịu hơn lên google đọc những nguồn thông tin đủ kiểu thượng vàng hạ cám. Cùng một lý thuyết nhưng mỗi người sẽ có cách giải thích khác nhau nhưng ít nhất nếu có ai đó kèm bạn thì họ sẽ biết trình độ bạn đã đạt đến mức nào để còn hướng dẫn chứ nếu bạn lên mạng thì đôi khi thông tin có thể bổ ích nhưng lại không phù hợp nên càng coi càng nản

2.Học thầy dạy nhạc

LỢI ÍCH

HẠN CHẾ

Tiết kiệm thời gian
Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian vì con đường bạn đi đã được vạch sẵn, mọi kiến thức nền tảng cần thiết đều được dọn ra sẵn và bạn chỉ cần chăm chỉ tập luyện theo là sẽ tiến bộ rất nhanh. Ngoài ra bạn sẽ được sư phụ hướng dẫn cách tập sao cho nhanh và hiệu quả nên bạn sẽ có rất nhiều lợi thế so với người tự tập.
Nhàm chán, thiếu cá tính
Âm nhạc sẽ không còn thú vị nếu bạn làm mọi thứ theo một công thức chung hoặc quá phụ thuộc vào người khác, nếu không biết chủ động sáng tạo thì bạn sẽ chỉ trở thành chiếc máy đánh đàn chứ không còn là một guitarist nữa. Nếu bạn chỉ biết làm theo những gì sư phụ dạy thì chính bạn đang tạo ra rào cản cho bản thân mình trên con đường âm nhạc.
Có kiến thức nền tảng vững vàng
Khác với người tự tập thì bạn được học rất nhiều thứ, kể cả những thứ bạn không thích nên bạn sẽ có một lượng kiến thức chung hoàn thiện và khoa học hơn. Bạn sẽ nhìn ra được bức tranh tổng thể một cách dễ dàng chứ không cần phải tự mò mẫm với từng mảnh ghép nữa.
Bị động, phụ thuộc vào người khác
Nếu bạn quen với việc thưởng thức những bữa ăn đã được chuẩn bị sẵn thì khi bị yêu cầu phải tự nấu ăn bạn sẽ không thể nấu được. Không có người thầy nào có thể dạy hết cho bạn mọi mặt trong âm nhạc vì nó vô tận vậy nên nếu nghĩ rằng chỉ cần tập theo giáo trình là đủ thì bạn sẽ không bao giờ tạo ra điều gì khác biệt cả.
Có người theo dõi đôn đốc thay bạn
Một khuyết điểm chung của người tự tập đó là rất ít khi tự nhận xét, đánh giá cũng như tổng hợp lại những gì mình đã tập nhưng với một người thầy kinh nghiệm họ sẽ chỉ ra được những điểm bạn còn thiếu, những điểm chưa hoàn thiện để bạn có thể đánh tốt hơn. Có sư phụ theo dõi thì bạn cũng sẽ không lo mắc phải những thói quen xấu nguy hiểm.
 

Vậy thì bạn nên học thầy hay tự học đàn đàn Nguyệt?

Không phải ai cũng có khả năng tự học đặc biệt là về âm nhạc vậy nên nếu có điều kiện thì bạn hãy đi tìm một người thầy tốt có kinh nghiệm để có thể dễ dàng tập đàn mà không mắc phải những lỗi không đáng có. Thế nhưng cũng đừng quên dành thời gian để tự trau dồi thêm kỹ năng của bản thân từ những nguồn tài liệu khác chứ đừng quá phụ thuộc vào ai.

Còn nếu bạn là người có kỷ luật thì tự tập đàn vẫn hoàn toàn được nhưng cần phải có ý chí và lòng kiên trì quyết tâm theo đuổi đam mê thì mới có thể thành công. Dù con đường bạn đi có thể sẽ nhiều chông gai thử thách hơn nhưng điều đó chắc chắn sẽ được đền đáp khi bạn về đích. Chỉ cần cố gắng luyện tập thì thậm chí bạn có thể đạt được những kết quả còn xuất sắc hơn những nhạc công được theo học bài bản.

Chúc bạn tập đàn vui vẻ và tìm ra được một con đường để theo đuổi!

 

Top 3 cây đàn nguyệt hát văn cho người mới bắt đầu hoàn hảo nhất.

1. Đàn nguyệt DN59 

Đàn nguyệt DN59 với chất lượng âm thanh đạt chuẩn, sở hữu thiết kế đẹp, kiểu dáng ôm sát người khi trình diễn, phần dây chắc chắn nhưng cũng rất mềm mại, không đau tay, giúp người chơi nhạc 1 cách thoải mái và nhẹ nhàng. Đây cũng là mẫu đàn nguyệt được nhiều người mới học chơi lựa chọn khi học đàn.

 

2. Đàn nguyệt DN129

Đàn nguyệt DN129 với âm thanh đạt chuẩn, hài hòa trong trẻo với độ phóng âm  và âm lượng tốt, phù hợp cho nhu cầu mới học. Cây đàn nguyệt DN129 sẽ giúp bạn phát triển khả năng cảm âm tốt, một yếu tố khá la quan trọng đối với những người mới học chơi. 

 

3. Đàn nguyệt DN198 

Đàn nguyệt DN198 được thiết kế sang trọng, bắt mắm, giá mềm, chất âm tốt, chắc chắn và rất là bền. Phần thùng đàn được thiết kế chắc chắn và âm thanh vang. Đây là cây đàn dành cho ngươi mới học chơi có tài chính. Hoặc dành cho những bạn sử dụng đàn để đi biểu diễn hoặc đi làm.

Ngoài ra các bạn có thể :

Xem thêm các mẫu đàn nguyệt!

 

G

Nhắn tin!
088.609.4297

Phản hồi từ khách hàng

Khách hàng đến từ ITALIA

Khách hàng đến từ HONG KONG

Chú Cù Minh Quảng

Anh Nhi Yến Nam

Có thể bạn quan tâm